Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội thánh, họ không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì mình. Bí tích Thánh Tẩy đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng trao cho họ những quyền lợi trong Hội thánh
nh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người.
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi tội lỗi đều được thứ tha: nguyên tội, tội riêng cũng như hình phạt do tội. Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì có thể ngăn cản họ. Tuy nhiên, họ còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ, bệnh tật, bất toàn, và phải chết.
Ngay từ lúc sơ khai của Hội thánh, các Kitô hữu đã được Thánh Tẩy; Tin mừng Nhất Lãm và sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ rằng phép Rửa là một dấu chỉ cứu độ hữu hình và được cử hành ngay từ thời kỳ đầu trước khi Giáo hội ra khỏi môi trường văn hóa Hylạp.
Các Tông đồ và những người cộng tác đã trao ban bí tích Thánh Tẩy cho những ai tin vào Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh. Nhờ Thánh Thần, thụ nhân được dìm xuống nước để thanh luyện, được mặc lấy Đức Kitô, được thánh hóa và nên công chính. Như vậy, bí tích Thánh Tẩy là việc dìm xuống nước để Lời Chúa là hạt giống bất diệt đâm chồi nẩy lộc xanh tươi.
Hội thánh nhận thấy sự kiện con tàu của ông Nôê tiên báo về ơn cứu độ nhờ bí tích Thánh Tẩy. Đặc biệt cuộc Vượt qua Biển Đỏ, sự kiện dân Israel thực sự được giải thoát khỏi kiếp nô lệ ở Aicập, loan báo ơn giải thoát do bí tích Thánh Tẩy mang lại.
Ơn cứu độ đến từ Đức Giêsu, đặc biệt qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người; do vậy, Hội thánh không ngừng rao giảng và cử hành bí tích Thánh Tẩy trong mầu nhiệm Vượt qua của Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ mọi người,