Ngày 26/07: Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria

Về phương diện Lịch sử, chúng ta không có một chỉ dẫn nào cụ thể, chính xác về đời sống của Thánh Gioakim và Anna. Tuy nhiên theo một ít tài liệu cổ thì chúng ta cũng thấy có một vài thông tin, tuy rất vắn nhưng cũng đủ để cho chúng ta có được những suy nghĩ liên quan đến cuộc đời của các ngài.

Chứng từ đức tin của một nhà khoa học

Francis Collins lớn lên trong một xã hội không mấy quan tâm đến tôn giáo: “Tại Hoa Kỳ, gần 6/10 người trưởng thành nói rằng khoa học và tôn giáo thường xuyên xung đột. Chắc chắn đó cũng là quan điểm của tôi khi lớn lên ở Virginia, không có nhiều kinh nghiệm thiêng liêng nhưng rất say mê phương pháp khoa học. Đối với tôi, xem ra đức tin là phản đề của tiếp cận thuần lý khoa học mà tôi muốn theo đuổi, và vì thế, không cần phải suy nghĩ nhiều, tôi sa vào chủ trương bất khả tri và cuối cùng là vô thần”.

Ngày 15/07: thánh Bônaventura, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Bonaventura quả thực đã tìm được con đường nên thánh qua việc liên kết cuộc đời của mình với Chúa Giêsu: “Từ thời trai trẻ, tôi đã yêu quý và kiếm tìm Đức Khôn Ngoan, tôi tìm cách cưới Đức Khôn Ngoan làm bạn đời; và vẻ đẹp của Đức Khôn Ngoan làm tôi say đắm…. Nếu trên đời này,  giàu sang là báu vật ai ai cũng khao khát, thì còn có gì giàu sang hơn Đức Khôn Ngoan, vì Đức Khôn Ngoan làm nên tất cả? Nếu như con người vận dụng trí thông minh mà làm nên việc này việc nọ, thì hỏi có ai hơn được Đức Khôn Ngoan là tay thợ đã làm nên tất cả? Nhờ Đức Khôn Ngoan, tôi sẽ được trường sinh bất tử. Bởi thế tôi đi khắp ngả tìm cách lấy được Đức Khôn Ngoan cho riêng mình”.

Khoa học và tôn giáo

Khoa học và đức tin không xung đột với nhau để tranh giành thắng thua giống như hai đội bóng trên sân cỏ mùa Euro, bởi lẽ khoa học và đức tin có đối tượng và phương pháp khác nhau. Khoa học nghiên cứu các sự kiện, vật thể, những vận hành và tương quan trong thế giới thường nghiệm. Còn tôn giáo tìm hiểu về Thiên Chúa và những sự thuộc về Ngài, đồng thời sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác, vì Thiên Chúa không phải là một vật thể trong thế giới này, nhưng là lý do làm nên vũ trụ này. Nói cách hình tượng, Thiên Chúa giống như tác giả của một tác phẩm văn học hết sức phong phú. Nguyễn Du không phải là bất cứ nhân vật nào trong Truyện Kiều, nhưng chính ông là lý do làm nên hiện hữu của các nhân vật trong Truyện Kiều.