Đối diện với những lời tiên tri đó, gia đình thánh gia chỉ biết thinh lặng. Không phải là “một sự thinh lặng đáng sợ”, nhưng là sự thinh lặng của niềm phó thác.
Hội thánh nhận thấy sự kiện con tàu của ông Nôê tiên báo về ơn cứu độ nhờ bí tích Thánh Tẩy. Đặc biệt cuộc Vượt qua Biển Đỏ, sự kiện dân Israel thực sự được giải thoát khỏi kiếp nô lệ ở Aicập, loan báo ơn giải thoát do bí tích Thánh Tẩy mang lại.
Hãy nhớ rằng, nếu ta xem việc gặp gỡ Đức Giê-su, việc đón nhận Ngài, như là “niềm vui Giáng Sinh của tôi”, thì chúng ta sẽ nhận được một niềm vui lớn, một niềm vui bất tận.
Ơn cứu độ đến từ Đức Giêsu, đặc biệt qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người; do vậy, Hội thánh không ngừng rao giảng và cử hành bí tích Thánh Tẩy trong mầu nhiệm Vượt qua của Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ mọi người,
Giáo hội còn phải nỗ lực bảo vệ tính nguyên vẹn bản chất của bí tích. Quả vậy, thánh Phaolô xác tín các Tông đồ biết mình chỉ là người quản lý các mầu nhiệm (Xc. 1 Cr 4,1), vì Chúa Kitô là nền tảng của đời sống bí tích, và không ai có thể sắp đặt nền tảng nào khác hơn.
Các bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Chúa Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội thánh. Qua các bí tích, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thần linh. Các nghi thức hữu hình để cử hành bí tích biểu thị và thực hiện ân sủng riêng của từng bí tích.
Giáo Hội, trong suốt chiều dài lịch sử, không chỉ nhắc nhở mọi người tín hữu phải là người chứng nhân của Đức Giê-su, mà còn đưa ra nhiều tấm gương chứng nhân như là mẫu mực, để mọi người noi theo.