Phụng vụ hôm nay chọn bài Tin mừng thuật lại việc Đức Giêsu gọi ông Lêvi, để trình bày cho chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, để khích lệ chúng ta là kẻ có tội biết trông cậy vào Thiên Chúa tình thương./Bài Tin mừng cho thấy Đức Giêsu thực hiện điều đó. Cứu một người thu thuế tội lỗi là Lêvi, còn gọi ông làm môn đệ, và còn ngồi ăn cùng bàn với những người tội lỗi khác. Ngài tuyên bố: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.
Những hoa trái và lợi ích của việc ăn chay có thể dễ dàng được chứng minh. Đầu tiên, chay tịnh hữu ích nhất trong việc chuẩn bị tâm hồn để cầu nguyện và chiêm ngắm những điều thiêng liêng, như thiên thần Raphael đã nói: “Cầu nguyện kèm với cả chay tịnh và làm phúc cùng với đức nghĩa thì quí hơn là giàu có mà ở bất công” (Tôbia 12; 8). Vì vậy, trong bốn mươi ngày, Môsê đã chuẩn bị tâm hồn mình bằng cách ăn chay trước khi ông định nói chuyện với Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng kể lại một phần cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và những người biệt phái về vấn đề ăn chay, chúng ta thấy nhân cuộc tranh luận này, Đức Giêsu đã bộc lộ cho mọi người biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Mùa Chay là dịp để chúng ta hồi tâm, xét mình xưng tội, chuẩn bị tâm hồn mừng Lễ Phục Sinh. Có những buổi tĩnh tâm đầy ắp tiếng cười. Có những buổi tĩnh tâm đong đầy nước mắt như các “khóa tu mùa hè” dành cho các bạn trẻ. Đâu là điểm đến của những “tiếng cười”, và những “giọt nước mắt”? Đằng sau những buổi tĩnh tâm, những lớp học: chuyển hóa nội tâm, chữa lành tâm thức, phát triển bản thân… chúng ta sẽ còn lại những gì? Đâu là động lực và điểm đến mà chúng ta nhắm đến khi đi tham dự các khóa tĩnh tâm?
Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cho biết rõ hơn con đường của Chúa là con đường gì: đó là con đường dẫn tới vinh quang phục sinh, nhưng trước đó phải qua đau khổ của thập giá; ai muốn đi theo Ngài thì cũng phải đi qua con đường thập giá, thậm chí phải vác thập giá hằng ngày.
Chiều thứ Tư lễ Tro 14/02, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Mùa Chay thánh, với nghi thức xức tro tại Vương cung thánh đường Thánh nữ Sabina ở Roma. Ngài mời gọi các tín hữu sống Mùa Chay bằng cách “vào nơi kín đáo”, trở về với tâm hồn, ở đó Chúa hiện diện, chào đón để chữa lành những yếu đuối và thanh tẩy tội lỗi chúng ta với một tình yêu nhưng không.
Lễ Tro nhắc nhớ chúng ta rằng mùa Chay đã bắt đầu. Tro bụi là biểu tượng sự dòn mỏng của con người, nay còn mai mất, nên khi nhận một ít tro, người chúng ta nhớ mình là kiếp phù du. Xức tro còn được dùng như dấu chỉ sự khiêm nhường và tính phải chết; đồng thời cũng là dấu chỉ lòng lo buồn, thống hối tội lỗi. Mùa Chay cũng giúp chúng ta điều chỉnh lại hướng đi của mình và biết quay trở về với Chúa.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.[…]