Bài 17: Hãy Đón Nhận

jesus17Trong Ðức Giêsu, Thiên Chúa cho chúng ta mọi thứ, kể cả bức tranh mà Ngài muốn chúng ta trở nên. Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: “Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự”. Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột…

Sự công chính trước mặt Chúa (Bài 04)

Trong khi trình bày sự cầu nguyện, thánh Matthêu không những đã ghi lại lời đức Giêsu đã dạy về thái độ khi cầu nguyện mà cả về nội dung lời nguyện, tóm lại trong kinh Lạy Cha. Trong bài hôm nay, trước hết, chúng tôi sẽ nói qua giáo huấn về sự công chính trước mặt Chúa; sau đó, chúng tôi sẽ phân tích kinh Lạy Cha.

Đôi Dép (Thơ)

Ban Biên Tập có nhận được từ một độc giả nhân kỷ niệm 40 năm ngày cưới, đã trang trí bài thơ “Đôi Dép” của Đỗ Trung Quân khá trang nhã . Bài thơ nói đến tình yêu của Đôi Bạn trong hôn nhân … như đôi dép chung chia nhau mọi định mệnh thăng trầm, không thể tách rời nhau được. Xin để nguyên cách trình bày của người sưu tầm.

Thánh Ðường Mới

Đức Giêsu tuyên bố Thân Thể Người chính là Ðền Thờ đích thực. Origène đã giải thích ý nghĩa hành vi này là : Ðức Giêsu thanh tẩy đền thờ và đổi mới cách thờ phượng Thiên Chúa; phượng tự Do Thái không còn thích hợp nữa, cần phải được thay thế bằng phượng tự Kitô giáo, đó là tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý.

Bài 16: Hãy Cho Đi

Tên Lazarô nghĩa là “Chúa là sự trợ giúp tôi”. Bất chấp cuộc đời đau khổ, Lazarô giữ niềm hy vọng vào Thiên Chúa, ông nhận được gia tài đã dành sẵn cho ông nơi thiên đàng. Thánh Augustinô có lần đã nói rằng tất cả chúng ta đều là những người ăn mày đang cần đến hồng ân Thiên Chúa: “Anh em giàu có những của cải tạm bợ, nhưng anh em cần những thứ vĩnh cửu… Hãy đong đầy cho những người anh em đang túng thiếu… để rồi sự túng thiếu của anh em cũng được đong đầy”…

Giao Ước Mới

Mười Ðiều Răn chính là cách diễn tả cụ thể giao ước đó. “Mười Ðiều răn thể hiện quyền bình Thiên Chúa trên chúng ta”. Quyền bính ấy không nhằm đè bẹp, nhưng thăng tiến con người. Con người chỉ thực sự thăng tiến khi biết rõ mình là ai trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.

Luật cũ với luật mới (Bài 03)

Ta không nên hiểu những phản đề như là sự đối lập giữa luật cũ với luật mới như kiểu đen đối chọi với trắng. Đây không phải là những phản đề theo nghĩa chặt, nhưng là sự trưng bày cái cốt tủy của Luật Chúa, nhờ đó các môn đệ của đức Kitô có thể nhận biết đâu là sự công chính đích thực: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Phariseu thì chẳng được vào Nước Trời”.