Điều ngọt ngào nhất của cuộc đời là tình yêu. Nhưng không phải thứ tình yêu trên trời bay bổng, nó được đan dệt, tô thắm với những hương vị ngọt ngào, qua những chi tiết hết sức nhỏ bé mỗi ngày. Đó là sự quan tâm đến nhau, là những thái độ thân ái chân tình, là những lời nói dịu dàng và đúng lúc.
Phong trào thế tục hóa đã và đang tác động và ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống con người nói chung, đời sống đức tin của các kitô hữu nói riêng. Câu lạc bộ chuyên đề ngày 10.01.2010, tại Trung tâm Mục vụ Giáo xứ Đaminh, có chủ đề “Trào lưu tục hoá trong đời sống người kitô hữu” do linh mục giuse Nguyễn Trọng Viễn OP trình bày.
Tôi được sinh ra và lớn lên ở miệt cù lao sông nước miền Tây. Gia đình không khá giả. Có cha mẹ, một chị gái và ba anh trai. Là con út nên tôi được thương nhiều hơn các anh chị. Vì nhà nghèo nên cha mẹ phải tảo tần sớm hôm lo cho chúng tôi ăn học. Ngày đó tôi còn nhỏ, không hiểu hết được gia cảnh nên hay đòi hỏi mua món này món kia, nhưng cha mẹ cũng cố gắng làm thêm nhiều việc để đáp ứng nhu cầu của tôi.
Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh.
Trong phần huấn dụ, cha giám tỉnh đã phân tích và diễn giải sâu sắc về ơn gọi, về sứ vụ của dòng cũng như tác vụ mà anh em sắp lãnh nhận. Từ nhu cầu phục vụ cộng đoàn, anh em được mời gọi để san sẻ công việc vì lợi ích chung. Lãnh tác vụ không phải là để vinh danh hay lợi lộc nhưng là vì anh em, cho anh em và cho tha nhân.
Tấm gương Sự Thật của chúng ta chính là Ðức Kitô. Philatô đã có lần hỏi Chúa Giêsu: Sự Thật là gì? Chúa Giêsu đã không trả lời cho câu hỏi ấy. Nhưng hẳn những người môn đệ đã có lần nghe Chúa Giêsu tuyên bố: “Ta là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống” đều có thể trả lời cho câu hỏi ấy.
Không có chuyện vui cũng tươi cười. Không đau ốm cũng kiểm tra. Không khát cũng uống nước. Không bệnh tật cũng bồi bổ. Không buồn ngủ cũng ngủ nghỉ. Không mệt mỏi cũng nghỉ ngơi. Không đói cũng ăn. Không muốn cũng cần thải chất dư thừa.