6 năm cuối triều đại Giáo hoàng Phanxicô: người lữ hành cao tuổi mang những lo âu của thế giới

Trong 6 năm cuối Đức Thánh Cha lãnh đạo Giáo hội, bên cạnh giờ cầu nguyện vào ngày 27/3/2020 cho đại dịch Covid-19 chấm dứt và việc cải cách giáo triều Roma, sứ vụ của Đức Thánh Cha nổi bật với những chuyến tông du viếng thăm những đất nước ở những vùng ngoại vi, cả về tôn giáo lẫn hiện sinh. Những ngày tháng đau bệnh càng chứng minh sức mạnh tinh thần và lòng trung thành với sứ vụ của vị Mục tử hết lòng vì đoàn chiên, của vị lãnh đạo luôn thao thức về hòa bình, công ích cho toàn thế giới.

Đức Ki-tô đã sống lại.

Xưa, để có được niềm tin Đức Giêsu Phục Sinh, các tông đồ đã phải trải qua những thách thức, những giây phút chờ đợi, trong tâm trạng lo lắng và sợ hãi. Có thể nói rằng, sau khi Thầy Giê-su bị bắt và bị treo trên thập giá tại Golgotha, các ông chỉ có một việc ngồi đó âm thầm thở than: “Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

Bài học từ những lời Chúa Giêsu nói trên Thánh Giá

Trong Tuần Thánh, cao điểm của cả năm Phụng Vụ. Chúng ta chiêm ngắm Đức Giêsu Kitô chết trên thập giá. Chính nhờ cái chết của Ngài mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha trong sự khiêm tốn tự hạ. Và chính những lời Ngài nói trên Thập giá là bằng chứng cho tình yêu đi đến cùng. Những lời Chúa Giêsu còn là bài học cho mỗi người Kitô hữu, nhất là chúng ta đang sống trong Năm Thánh 2025, “Những người hành hương của niềm hy vọng”

Tam Nhật Thánh là gì?

Tam Nhật Vượt Qua – gồm Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday ), và Lễ Phục Sinh (Easter). Điều này bao gồm Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil), đỉnh cao của Tam Nhật Thánh. Từ Triduum có gốc tiếng Latin nghĩa là “ba ngày”.

Suy niệm Tuần Thánh: Đặt mình vào Cuộc Thương Khó của Chúa

Kinh Thánh không phải là một bản văn tĩnh lặng, mà là lời sống động của Thiên Chúa. Một trong những cách để lắng nghe lời ấy là bước vào trình thuật Cuộc Thương Khó bằng cầu nguyện, để chiêm ngắm cuộc Khổ Nạn bằng đôi mắt đức tin – như thể mình đang hiện diện ở đó, cùng Người, trong từng biến cố.