Những sự thể hiện bề ngoài đó không thể nào mang lại giá trị thực sự cho chúng ta. Giống như việc chúng ta xây nhà mà không làm móng thật kĩ, sớm hay muộn thì nhà cũng sẽ nứt và sụp đổ. Trong giới nghệ sĩ, chúng ta cũng từng chứng kiến nhiều người nổi tiếng sau một thời gian thành công lại mắc phải sai lầm để rồi đánh đổ cả sự nghiệp. Nếu chỉ chạy theo tiền bạc và sự nổi tiếng không mà thôi thì rất khó để làm nghề bền vững được. Còn những ai làm nghề bằng cái tâm thực sự thì dù có phong ba bão táp thế nào họ vẫn kiên trì đến cùng. Dù đôi lúc họ cũng có những vấp ngã và sai lầm nhưng hơn hết họ biết nhìn nhận, biết học hỏi và khắt phục chúng. Để rồi với sự chân thành, người khác sẽ nhận ra và công nhận cho những nỗ lực của họ.
Đôi khi chúng ta khó nhận ra những chuyển động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống. Điều này có thể là do tình trạng thiêng liêng hiện tại của chúng ta, hoặc đơn giản là vì chưa bao giờ được dạy cách nhận biết hành động của Chúa Thánh Thần.
Khi bước vào năm 2025, chúng ta không chỉ đánh dấu thêm một năm trong lịch sử, mà còn kỷ niệm một cột mốc vô cùng quan trọng. Đây là Năm Thánh của Giáo hội với chủ đề Hy vọng – một dịp để mừng vui, suy ngẫm và làm mới lại mối tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình. Đồng thời, chúng ta cũng đang hoàn thành một phần tư thời gian của thế kỷ 21 – khoảnh khắc để nhận ra những cơ hội và thách thức của thời đại chúng ta và hướng tới tương lai với mục tiêu rõ ràng hơn.
Tôi nghĩ đến những người mẹ đơn thân, mỗi sáng dậy thật sớm, bươn chải để đủ tiền mua sữa cho con. Tôi nghĩ đến người cha im lặng rời nhà lúc trời còn tối, quay về lúc đêm đã khuya, đôi tay chai sạn, chẳng than vãn một lời. Tôi nghĩ đến những người trẻ mang trong mình bao ước mơ, nhưng mỗi cánh cửa xin việc đều đóng lại với cái lắc đầu lạnh nhạt…
Bốn mươi ngày qua, kể từ khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu không ngừng hiện ra với các môn đệ. Và, mỗi khi hiện ra với các ông, Ngài chưa một lần có những lời nói hay việc làm ngụ ý như thế. Trái lại, những lời Đức Giê-su nói với các ông là những lời dạy dỗ và giải thích Kinh Thánh.
Nguồn gốc của lễ bắt đầu từ truyền thống Byzantin, khi vào ngày 2 tháng 7, đoạn Tin Mừng về việc Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét được đọc trong ngày lễ “Đặt Áo Thánh Mẹ Thiên Chúa trong Vương cung Thánh đường”. Dòng Phanxicô đã du nhập lễ kính Đức Mẹ này vào năm 1263 và gọi là lễ Đức Mẹ thăm viếng. Sau cuộc cải tổ phụng vụ của Công đồng Vatican II, ngày lễ được ấn định vào ngày 31 tháng 5, vào cuối tháng dành riêng để tôn kính Đức Maria.
Nếu có ai đó hỏi tôi: “Cuộc sống của Mẹ Ma-ri-a có gì nổi bật?”, có lẽ tôi sẽ trả lời rằng: chẳng có gì cả – ít ra là theo cái nhìn của thế gian. Không một kỳ tích do chính Mẹ làm ra. Không một bài giảng hùng hồn. Không một chuyến đi truyền giáo rầm rộ. Cuộc đời Mẹ, xét về bề ngoài, là một cuộc đời vô danh và ẩn khuất.
Truyền thống hiện đại của Học thuyết Xã hội Công giáo (CST) – là bộ nguyên lý được Giáo hội kêu gọi vận dụng nhằm xây dựng một trật tự xã hội công bằng – đã từng được Đức Giáo hoàng Lêô XIII (1878 -1903) thôi thúc phổ biến.