Lấn át hoặc đối thoại

Trong bất cứ lãnh vực nào, chúng ta đều cần đối thoại, cởi mở để lắng nghe tiếng nói của người khác, cần sự khôn ngoan để tìm ra sự thật ở những người có lối suy nghĩ khác biệt. Càng là người có quyền lực, chúng ta càng dễ bị cám dỗ không muốn lắng nghe, nhất là đối với với người chúng ta không thích, hoặc những ý kiến trái chiều, nhưng thực tế cho thấy rằng, càng biết trân trọng, cân nhắc những quan điểm khác với mình, chúng ta càng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và khôn ngoan.

Phúc thay! được là tín hữu Công Giáo.

“Nước Thiên Chúa trong Hội Thánh”.  Và, Hội Thánh đó là Hội Thánh của Đức Giê-su. Hội Thánh đó đã được khai sinh bởi Chúa Thánh Thần, trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Thần lãnh đạo Hội Thánh và kiện toàn Hội Thánh. Chúa Thánh Thần ở với Hội Thánh, trong Hội Thánh, đời đời.

Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, tiến sĩ Hội thánh

Thánh Antôn Padua, một vị thánh rất gần gũi và quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Ngài sinh năm 1195 có lẽ gần Lisbonne, với tên gọi là Fernandô. Cha Ngài là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Alphongsô thứ II, vua nước Bồ Đào Nha. Fernadô được gởi đi học trường nhà thờ Chánh tòa tại Lisbonne. Nhưng vào tuổi 15, Ngài gia nhập dòng thánh Augustinô.

Ngày 11/06: Thánh Barnaba, tông đồ

Banaba là một người Do Thái thuộc giáo tỉnh Cypern, gốc Lêvi và tên gọi là Giuse. Chúng ta không biết ngài đã gia nhập Kitô giáo lúc nào. Như Sách Tông Đồ Công Vụ ghi, ngài có lòng đại độ: “Giuse, người đã được các Tông Đồ đặt tên là Barnaba nghĩa là con của sự an ủi  một người Lêvi, người gốc Kyprô, có một thửa ruộng, ông đã bán đi và đem bạc đặt dưới chân các Tông Đồ” (Cv 4,36-37)

Thánh Tâm Chúa Giêsu

Trong Tin Mừng của Gioan chúng ta thấy tình yêu thương đã được cụ thể một cách rõ rệt hơn cả bằng cái chết đau thương của Chúa Giêsu trên Thập giá. Sau khi chết, trái tim Chúa bị còn bị một lưỡi đòng đâm thâu qua. Từ đó nước và máu đã chảy ra cho tới giọt cuối cùng.

Hướng tới sự hiện diện tròn đầy – ghi chép về bối cảnh ra đời tài liệu Suy Tư Mục Vụ Về Mạng Xã Hội

Hiện nay trên toàn thế giới có 5,1 tỉ người sử dụng điện thoại di động, chiếm 67% dân số toàn cầu. Có 4,7 tỉ người sử dụng internet, chiếm 57% dân số toàn cầu. Có 3,5 tỉ sử dụng mạng xã hội và con số này tiếp tục tăng hằng năm, chiếm 45% dân số toàn cầu. 3,3 tỉ người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại thông minh, chiếm 42% dân số toàn cầu. Thời gian mỗi người dành cho mạng xã hội mỗi ngày tính chung là 2 giờ và 16 phút. Đây là tính chung, còn dĩ nhiên có những thay đổi và khác biệt theo mỗi quốc gia và lứa tuổi.