Tĩnh tâm đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của tôi. Mỗi lần trở về bầu khí thinh lặng, bên ngoài và nội tâm, là thêm một lần đi tới, tiếp nối con đường thiêng liêng đã khởi hành từ bấy lâu nay như một ơn gọi; để ngày càng nhìn thấy thêm, khám phá thêm những dấu chỉ siêu nhiên trong cuộc đời, như các cột mốc vô hình ghi dấu đọan đường tinh thần đã trải qua trên hành trình Đức Tin xa xăm mà gần gũi.
Chẳng hiểu mối quan hệ giữa người sống với kẻ chết ở bên Tây bên Mỹ khắng khít, ràng buộc đến cỡ nào. Chứ ở Việt Nam ta, chuyện sống chết, tử sinh, mất còn, âm dương và đời này đời sau, tuy bất thành văn, nhưng vốn dĩ đã vận vào người, đã ghi tâm khắc cốt, đã truyền tử lưu tôn, không cần phải bàn. Ấy là sự tử như sự sinh, nghĩa tử là nghĩa tận.
Lạy Mẹ, xin phù giúp để sau khi cầu nguyện bằng 50 kinh Kính Mừng hàng ngày thì hãy nhắc chúng con tiếp tục làm 50 công việc bác ái nhỏ bé trong 50 ngày tiếp theo. Và cứ thế lời kinh và việc làm cứ quyện vào nhau như là một thể duy nhất trong đức tin Công giáo.
Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành ”Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.
Thực ra, kinh Kệ nhiều khi chính là Kinh Thánh, giáo lý được viết lại có vần có điệu, dễ đọc và giúp chúng ta dễ nhớ. Việc đọc kinh tốt cho đời sống Kitô giáo, giúp chúng ta đến gần với Chúa hơn trong khi lòng chúng ta “trống rỗng” không biết nói gì, thổ lộ gì với Chúa.
Chính Đức Gioan Phaolô II đã dùng thuật ngữ “tinh thần Assisi” để gọi ngày lịch sử 27-10-1986, khi các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn, theo lời mời của Đức giáo hoàng, đã cùng với ngài về Assisi để cầu nguyện cho hòa bình.
Phúc âm theo thánh Luca, đặc biệt chú ý tới thời thơ ấu, nói rằng tại Nadarét, Chúa Giêsu đã vâng lời Đức Giuse và Đức Maria (x. Lc 2:51). Sự tín nhiệm này cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu dễ lĩnh hội, mở lòng đón nhận giáo huấn của cha mẹ Ngài. Chính Ngài cũng thực hiện nhiệm vụ bằng nhân đức ngoan ngoãn mà Ngài luôn thể hiện.
Sự trợ giúp này bao gồm việc nâng đỡ các tổ chức cần thiết cho việc thiết lập và củng cố Hội Thánh qua việc huấn giáo, các chủng viện, các linh mục, và cũng để đóng góp phần riêng của mình nhằm cải thiện điều kiện sống của dân chúng tại các quốc gia …