Cuộc tử nạn và Phục Sinh của Đức Giê-su Ki-tô là một biến cố lịch sử. Và, khi nói tới biến cố lịch sử này, thánh Phao-lô có lời dạy rằng: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (x.Pl 2, 6-7)
Một đứa bé mới sinh, tên là Minh Huy, chừng 3 tuần tuổi của một gia đình nghèo ở Đăklak mà đã mang 5 chứng bệnh nan y: nhiễm trùng máu, thận suy, ọc sữa bởi hệ tiêu hóa kém, lưỡi ngắn khóc không thành tiếng, khó thở đến nỗi bác sĩ đề nghị mổ khí quản nhưng ba mẹ thương quá không chịu. Bệnh viện Đăklak bó tay, cho chuyển về bệnh viện Nhi Đồng 3, Tp. HCM. Sau mấy ngày chữa trị, bệnh viện cũng hết thuốc chữa, “thầy chạy”, trả cho gia đình đưa về nhà lo mai táng.
Hơn bao giờ hết xã hội hôm nay đang nỗ lực đề cao vai trò phụ nữ, và đang cố gắng xóa bỏ những hố cách biệt giữa người nam và người nữ trong các sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên không dựa vào những nỗ lực đó của các tổ chức chính trị trần thế mà Giáo hội công giáo mới bàn đến vai trò của người phụ nữ trong đời sống Giáo hội. Thực ra phẩm giá ngang nhau giữa người nam và người nữ đã được trình bày trong Thánh Kinh, ngay trong cuốn sách Sáng Thế, chúng ta đã tìm thầy phẩm giá ngang nhau đó trong tường thuật tạo dựng con người: “Thiên Chúa sáng tạo con người giống hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1, 27), “….Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi … cả hai trở thành một xương một thịt” (St 2, 23 – 24).
Trái tim là biểu tượng cho sự sống. Cùng với đó trái tim cũng là biểu tượng cho tình yêu được diễn tả đời sống tình cảm giữa con người với con người. Nói đến trái tim là nói đến chính tình yêu, một chất xúc tác và có thể ví như men của hạnh phúc, của hòa bình. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có tình yêu? Nhân loại sẽ như thế nào nếu con người đối xử với nhau chỉ bằng hận thù và chia rẽ? Cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào nếu không còn tồn tại sự tha thứ và tình yêu thương? Mùa Chay là mùa của trái tim, mùa thích hợp để mỗi chúng ta làm mới lại các tương quan, làm mềm trái tim chai cứng vì tội lỗi, nhất là tái tạo một trái tim tràn ngập tình yêu đối với Chúa và với tha nhân.
Theo truyền thống, Giáo hội Công giáo dành riêng tháng Ba để tôn kính Thánh Giuse, Phu quân của Đức Trinh nữ Maria và Dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Đặc biệt là những người cha nên phát triển lòng sùng kính Thánh Giuse, vì chính Thánh Giuse đã được Thiên Chúa chọn để chăm sóc Chúa Con. Các kinh nguyện nên kết hợp với lời cầu xin cùng Thánh Giuse, đặc biệt trong tháng Ba này.
Vào thời Đức Giê-su còn tại thế, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, nơi mọi tín hữu Do Thái phải hành hương ba lần mỗi năm, cũng bị lạm dụng, cũng bị trần tục hóa. Điều đó đã khiến Đức Giê-su giận dữ và Ngài đã cho những kẻ lạm dụng một bài học nhớ đời, trong một dịp hành hương tại đây nhân ngày lễ Vượt Qua.
Khi chúng ta cầu nguyện cho những người mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày, chúng ta tham gia vào kế hoạch cứu rỗi của Chúa. Mỗi con người đều mang hình ảnh của Thiên Chúa, và càng nhận ra điều này, chúng ta càng thấy được sự thánh thiêng của từng khoảnh khắc trong cuộc sống của mình, và một lần nữa, chúng ta được cuốn hút vào việc cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa.
Sự khổ chế và hy sinh hãm mình ở đây có nghĩa là hy sinh sự tiện nghi thoải mái để nhận ra rằng những ham muốn của thân xác không thể thống trị chúng ta. Nói cách khác, sự khổ chế và hãm mình là những bài tập rèn luyện và củng cố sức mạnh ý chí của chúng ta, để khi cám dỗ hoặc dịp tội đến, chúng ta biết đáp trả bằng việc nói “không!” một cách dứt khoát.