Ơn cứu độ đến từ Đức Giêsu, đặc biệt qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người; do vậy, Hội thánh không ngừng rao giảng và cử hành bí tích Thánh Tẩy trong mầu nhiệm Vượt qua của Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ mọi người,
Giáo hội còn phải nỗ lực bảo vệ tính nguyên vẹn bản chất của bí tích. Quả vậy, thánh Phaolô xác tín các Tông đồ biết mình chỉ là người quản lý các mầu nhiệm (Xc. 1 Cr 4,1), vì Chúa Kitô là nền tảng của đời sống bí tích, và không ai có thể sắp đặt nền tảng nào khác hơn.
Các bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Chúa Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội thánh. Qua các bí tích, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thần linh. Các nghi thức hữu hình để cử hành bí tích biểu thị và thực hiện ân sủng riêng của từng bí tích.
Chúng ta cần biết rằng để việc cử hành bí tích thành sự, thừa tác viên phải được Chúa và Hội thánh ban cho năng quyền, đồng thời thừa tác viên cũng phải cử hành bí tích với ý hướng ngay lành. Ngoài ra, để việc cử hành cho xứng đáng, thừa tác viên còn cần phải giữ đúng các nghi thức, có lòng sùng kính bí tích và đang ở trong tình trạng ân sủng.
Các bí tích là “những kỳ công của Thiên Chúa” trong Giao ước mới và vĩnh cửu, vì là “sức lực phát xuất” từ thân xác Đức Kitô, luôn sống động, ban phát sự sống, và là những tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng hoạt động trong Thân Thể Chúa Kitô là Hội thánh.
Từ lễ Hiện xuống, Thánh Thần tiếp tục thực hiện công cuộc thánh hoá ngang qua các dấu chỉ bí tích. Hội thánh thanh tẩy những dấu chỉ lấy từ sinh hoạt thiên nhiên và đời sống xã hội cũng như từ Cựu ước để diễn tả và hiện tại hoá công cuộc cứu độ của Chúa Kitô.
Thánh Thomas Aquinas khẳng định rằng: theo quan điểm của Augustinô thì bí tích là dấu chỉ hữu hình có tương quan với thực tại vô hình, nghĩa là qua dấu chỉ bí tích, người ta đi từ các biểu hiện bên ngoài của sự vật hữu hình đến ý thức về một thực tại vô hình.