Niềm hy vọng đem đến cho người Kitô hữu lòng can đảm để kiên trì chia sẻ đức tin cho người nam, người nữ, mà vì họ đức tin được ban tặng.
Đức Phanxicô chắc chắn muốn đặt Giáo hội bên cạnh người nghèo và trên mặt trận chiến đấu cho công bằng xã hội, lý luận của ngài khác với lý luận của các tổ chức nhân đạo và các đảng phái chính trị, dù động cơ của các tổ chức này có lẽ cũng cao quý.
Việc Đức Phanxicô tôn trọng thế giới ngoài Giáo hội không phải là điều mới mẻ nơi ngài, đúng hơn đó là hoa trái của một hành trình lâu dài trong đời sống tâm linh và đời sống con người.
Bằng cách nhận tước hiệu “Phanxicô”, về căn bản, Đức giáo hoàng khẳng định rằng mặt thứ hai của Giáo hội phải tỏa sáng theo cách mới mẻ.
Tầm quan trọng của việc giảng thuyết về Thiên Chúa đầy lòng thương xót và quyết định cách thức đối xử với người khác được đặt nền trên tinh thần thương xót là một điều nữa mà Đức Phanxicô muốn bạn biết.
Dựa vào những bằng chứng ban đầu trong triều đại của Đức Phanxicô, tính từ “bình thường” theo nghĩa là một Đức giáo hoàng ở đằng sau hàng rào bảo vệ, có lẽ không còn đúng nữa.
Ngay tuần đầu tiên, Đức Phanxicô đã gây ấn tượng đối với những người lớn tuổi, vì ngài như là một phiên bản Ácgentina của giáo hoàng Luciani, nổi bật về phong thái khiêm nhường, và làm sáng tỏ chức vụ giáo hoàng.
Đức Phanxicô muốn dạy chúng ta điều gì ngay từ những ngày đầu tiên trên ngai tòa thánh Phêrô? Thông điệp này có thể được diễn tả bằng mười điều mà Đức Phanxicô, giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, muốn bạn biết.