Chiều hôm nay, chúng ta sống lại Bữa Tối cuối cùng, khi trong đêm bị trao nộp, Đấng Cứu thế để lại cho chúng ta Hy lễ Thánh thể là Mình và Máu người, để tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Người, một bí tích của tình yêu, dấu chỉ của sự hiệp nhất và mối dây bác ái (x. Sacrosanctum Concilium, 47).
Ở đây chúng ta hãy tìm hiểu diễn tiến các sự kiện theo khía cạnh con người. Trong một cuộc họp của Nghị viện, người ta đã quyết định sẽ giết Đức Giêsu Nazareth. Họ lợi dụng việc Người có mặt tại Giêrusalem vào dịp lể vượt qua. Giuđa, một người trong nhóm Mười hai, phản bội Chúa Giêsu lấy ba muơi đồng bạc, bằng cách chỉ chỗ để người ta bắt Người.
Anh có yêu mến Thầy không? Đó là một câu hỏi nền tảng, một câu hỏi phổ biến. Đó là câu hỏi mở tâm hồn, và đem lại ý nghĩa cho đời sống. Đó là câu hỏi quyết định chiều kích thực sự của con người. Trong câu hỏi ấy, toàn thể con người phải bày tỏ chính mình, và cũng trong câu hỏi đó, con người phải siêu việt chính mình.
Thực hiện lời mời gọi của Chúa Kitô để mở ra với người khác về phương diện nội tâm có nghĩa là bằng cách sống luôn luôn sẵn sàng để tìm thấy chính mình ở điểm đến khác của lời mời gọi này. Tôi là người trao tặng tha nhân ngay cả khi tôi đón nhận, khi tôi biết ơn vì mọi điều thiện đến với tôi từ tha nhân.
Phụng vụ Chúa nhật Lễ Lá kết hợp hai khoảnh khắc trái ngược nhau; cuộc chào đón Đức Giêsu vào Giêrusalem và thảm kịch Thương khó; lễ hội “Hosanna” và những tiếng la ó lặp đi lặp lại “Đóng đinh nó vào thập giá!”; cuộc khải hoàn và sự thất bại bề ngoài qua cái chết trên thập giá.
Trong một xã hội ngày càng “tục” hóa như thế này, để không rơi vào thảm cảnh tên gian phi (không được hưởng ơn cứu độ), hãy ghi khắc trong con tim mình, lời khẩn cầu nêu trên. Nói rõ hơn, hãy luôn nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin nhớ đến con”.
Chúng ta tuyên xưng chúng ta tin vào sự thật chủ yếu trong sứ mạng thiên sai của Chúa Giêsu Kitô: Người là Đấng cứu chuộc thế giới nhờ cái chết trên thập giá. Chúng ta tuyên xưng điều đó trong kinh tin kính công đồng Constantinopoli, theo đó, Đức Giêsu Kitô “vì chúng ta chịu đóng đinh dưới thời Phongxiô Philatô, chịu chết và mai táng”.
Chúa Giêsu nói, “Tôi và Cha tôi là một” (Ga 10:30). Những lời này bị coi là phạm thượng và gây nên một phản ứng mạnh mẽ trong các thính giả. “Họ nhặt đá ném Người” (x. Ga 10:31).