Lạy Chúa, đừng để họ dọa nạt con.

Sợ… hay sợ hãi, đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Khi nói tới sự sợ hãi, có thể nói rằng: đó là vị khách không mời cũng đến. Nó đến, khi ta rơi vào trạng thái không yên lòng vì nghĩ rằng có sự xuất hiện một điều gì đó nguy hiểm hoặc một mối đe dọa có thể gây tổn hại cho ta.

Xin Chúa đoái nghe lời con

Một trong những điều Đức Giê-su đã hứa với các môn đệ trước lúc Ngài phải chịu bắt bớ, chịu đánh đòn và chịu chết trên thập giá tại đồi Golgotha, đó là: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.”

ĐỂ LỚN LÊN TRONG SỰ THÁNH THIỆN

Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta cũng được đón nhận các ơn của Chúa Thánh Thần. Khi các ân ban này được áp dụng một cách hữu hiệu, sẽ biểu hiện qua những hoa trái của Thần Khí” như một cách minh chứng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu của chúng ta. Vậy thì những hoa trái đó là gì? Và làm thế nào để chúng ta thể hiện những hoa trái này?

Chúng ta vẫn cứ đi đi hoài

Đức Ki-tô Phục Sinh. Đó là điều chúng ta tin. Chúng ta còn tin rằng: “Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha.” Những điều chúng ta tin, không phải là niềm tin vô căn cứ. Trái lại, niềm tin chúng ta tin là do các thánh tông đồ truyền dạy. Ngày nay, chúng ta gọi là đức tin “tông truyền”

Mến Chúa – yêu người, Chúa sẽ yêu ta

Trong cuộc sống đời thường, một trong những cảm xúc khiến cho bất cứ ai đối diện cũng đều sợ hãi, đó là sự cô đơn. Có nhiều lý do khiến chúng ta cảm thấy cô đơn. Ví dụ: thiếu những mối liên hệ bạn bè, sự vắng mặt của một người thân yêu v.v…

Sự cô đơn xảy ra rất thường xuyên, và có đôi lúc chỉ là thoáng qua. Sự cô đơn có thể là do kết quả của một cuộc chia tay, hay một cuộc ly hôn hoặc một sự “ra đi” của người vợ hay người chồng.

Việc “ra đi” của một người quan trọng trong cuộc sống của mình, thường sẽ đem đến sự buồn bã. Trong trường hợp này, ai cũng có thể cảm thấy cô đơn, dù rằng bên cạnh ta vẫn còn đó nhiều người khác.

Nhóm Mười Hai các môn đệ xưa, đã đối diện với trường hợp này. Vâng, các ông đã “buồn ngơ ngác bóng chim bay” khi nghe Đức Giê-su tuyên bố: “Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi…”

Nghe Thầy tuyên bố như thế, tất nhiên, nỗi cô đơn đã ập vào cõi lòng các ông.

Tuy nhiên, Đức Giê-su, như lời thánh Gio-an có nói: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình… và Người yêu thương họ đến cùng”. Do vậy, Ngài đã xua tan nỗi cô đơn của các ông bằng những lời an ủi, rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.

Không chỉ là những lời an ủi, Đức Giê-su còn lấp đầy hố sâu cô đơn nơi tâm hồn các môn đệ bằng những lời hứa ban thấm đậm tình yêu thương.

“Thầy đi”. Đúng! Nhưng, nhưng “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”.(Ga 14, 16-17)

Vâng, đó là tất cả những gì Đức Giê-su đã biểu lộ cho một thứ tình yêu thương “đến cùng”. Một thứ tình yêu đủ để Ngài lớn tiếng tuyên bố: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.” (Ga 14, 18).

**

“Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Đúng, Đức Giê-su “đi”, nhưng chúng ta không mồ côi, bởi vì Ngài “sẽ trở lại”. Thật vậy, hôm ấy, Đức Giê-su còn có lời tuyên bố, rằng: “Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy…”

Lời tuyên bố nêu trên, tất nhiên, cũng là lời tuyên bố dành cho chúng ta hôm nay. Và, đó là lý do để chúng ta tin rằng: Đức Giê-su sẽ trở lại và chúng ta sẽ được thấy Ngài.

Trở lại với các vị môn đệ xưa. Với những lời phán hứa của Thầy mình, không có gì để nghi ngờ rằng, các ông đã không còn cảm thấy cô đơn. Món quà vô giá, món quà “Chúa Cha sẽ ban cho” đã củng cố niềm tin và hy vọng, niềm tin và hy vọng rằng “Đấng Bảo Trợ” sẽ giúp các ông “mở lòng ra” đón nhận và thực thi những lời Thầy Giê-su phán truyền.

Vâng, chúng ta hãy nghe và hãy ghi khắc trong con tim mình, lời Đức Giê-su tuyên phán với các môn đệ, năm xưa: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (x.Ga 14, 21)

Tin vào lời tuyên phán của Thầy Giê-su, cảm xúc cô đơn của các môn đệ xưa, đã được giải tỏa. Phần chúng ta, nên chăng, niềm tin của các môn đệ xưa sẽ là mẫu mực cho niềm tin của chúng ta, hôm nay?

Câu trả lời là của mỗi chúng ta. Thế nhưng, đừng quên, lời mời gọi của Đức Giê-su còn đó: “Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng”.

Vâng, gánh nặng của chúng ta hôm nay chẳng phải là đang phải sống trong một xã hội: mạnh được yếu thua, phân biệt chủng tộc, phân cách giàu nghèo, đó sao! Và, điều đó chẳng phải là nguyên nhân làm phát sinh trong tâm hồn chúng ta sự cô đơn, đó sao!

Hãy đến và đặt niềm tin vào Giê-su. Nói theo cách nói của Đức Giê-su, đó là: Nếu chúng ta “ở trong Thầy… Thầy (sẽ) ở trong (chúng ta)”

Khi chúng ta ở-trong-Thầy, Thầy Giê-su mới có thể “xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho (chúng ta) một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với (chúng ta) luôn mãi.”

Đấng Bảo Trợ chính là “Uy Lực Thần Khí”, một thứ Uy Lực đã làm nên biết bao điều kỳ diệu suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội. Và cũng sẽ làm như thế đối với chúng ta. (Vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo thêm trong sách Công Vụ Tông Đồ.)

Thế nên, đừng để mất cơ hội này. Bởi vì, khi đã là một Ki-tô hữu, nếu không có Đấng Bảo Trợ, nếu không có “Uy Lực Thần Khí”, nói không sợ sai, chúng ta sẽ chỉ là một Ki-tô hữu bại liệt.

Gọi bại liệt, là bởi, nếu không có Uy Lực Thần Khí – Uy Lực của Đấng có thể “ban cho trí hồn (ta). Ơn biết khôn ngoan tìm theo chân lý”, thì làm sao chúng ta có thể “xa điều gian dối”, những gian dối, những dối trá nhan nhản trên truyền thông đại chúng, hôm nay! Không nhận ra đâu là chân lý, đâu là tà thuyết, chẳng phải là chúng ta “bại liệt” nhận thức, đó sao!

Không có Uy Lực Thần Khí, chúng ta không thể gặt hái hoa trái của Thánh Thần. Không có hoa trái Thánh Thần, hoa trái “tiết độ và trong sạch”, làm sao chúng ta có thể chế ngự những dục vọng, một trong nhiều nguyên nhân gây đổ vỡ hôn nhân gia đình!

Không có hoa trái Thánh Thần, hoa trái “bác ái, vui vẻ, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm”, làm sao chúng ta có thể “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”! Và, như thế có khác nào chúng ta “bại liệt” tình yêu thương!

Nói về “Uy lực Thần Khí”, Lm. Charles E. Miller có lời chia sẻ: “Dòng điện là một uy lực ghê gớm ta không nhìn thấy, song thường nhận ra giá trị của nó mỗi khi mất điện, dù chỉ một thời gian ngắn. Chúa Thánh Thần, về mặt nào đó, giống như dòng điện thiêng liêng của chúng ta, Ngài là sức mạnh bên trong Giáo Hội, là Đấng mà thế gian không thấy và cũng chẳng nhận biết”.

Thế nên, đừng để mất đi “Uy Lực Thần Khí” trong đời sống đức tin của chúng ta. Và, hãy nhớ rằng, chúng ta “có bổn phận cầu xin Chúa Thánh Thần hầu có thể nên những người Công Giáo bền đỗ và tích cực.” Lm. Charles E.Miller, thêm lời khuyên như thế.

Thế nào là người Công Giáo bền đỗ và tích cực? Thưa, đó là vững vàng trong đức tin và nhiệt thành trong đức ái. Nói cách khác, đó là chúng ta “giữ các điều răn của Chúa”. Điều răn: mến Chúa – yêu người.

Mến Chúa và yêu người thì sao, nhỉ! Thưa, Đức Giê-su nói: “Thầy sẽ yêu mến người ấy.” Vâng, mến Chúa và yêu người, chúng ta sẽ không cô đơn. Bởi vì, Chúa sẽ yêu mến chúng ta.

Petrus.tran