Như bông sen, dù sống giữa đầm lầy, một môi trường đầy ô nhiễm và bợn nhơ, vẫn có đủ sức sống nhờ sự chọn lọc và sức đề kháng, để vươn lên, tỏa hương và làm cho đời tươi vui, thì mỗi chúng ta, những tông đồ của Chúa trong thời đại này, cũng phải vươn lên và xả thân trở thành chứng nhân giữa đời và trên không gian mạng. Cách riêng, mỗi chúng ta hãy can đảm đi vào chính những nơi đang bị ô nhiễm, làm tất cả với ơn Chúa và sự cộng tác của mọi người, để canh tác và cải tạo giúp những mảnh đất đầy sỏi đá, đầy gai góc và ô nhiễm trở thành những mảnh đất tốt, để tình yêu và Tin Mừng sự sống được lan tỏa đến muôn người, nhất là những tâm hồn đang bị tác động và chênh vênh bởi tác hại từ sự ô nhiễm mà chính con người đang gieo rắc mỗi ngày.
“Đức Giê-su là Vua của thế giới, trị vì giữa các quốc gia”.
Ba trăm năm loan báo Tin Mừng, một trang sử truyền giáo hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và đẫm nước mắt. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc! Tuy nhiên, một trang sử mới đã mở ra nhờ sự hy sinh tuyệt vời của các thừa sai, cũng như hàng hàng lớp lớp người tử vì Đạo đã nằm xuống với muôn cực hình cay đắng, khốn khổ. Dòng máu của các ngài đã đổ ra, tuôn trào, tưới gội Hội Thánh Việt Nam, từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền sáu tỉnh phía Nam, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX làm cho Hội Thánh lớn lên và phát triển, không ngừng sinh hoa kết quả tươi tốt, đúng như lời Tertullien đã viết: “Máu tử đạo là hạt giống trổ sinh người tín hữu”.
Tiếng lòng reo vui là một tiếng phát ra từ một tâm hồn đang trào dâng một điều gì đó không thể diễn tả được. Tiếng lòng reo vui không thể diễn tả đó rất thích hợp với Thiên Chúa, là Đấng chúng ta không thể diễn tả, mà chỉ cảm nhận được phần nào mà thôi. Đấng mà thánh nữ không thể diễn tả bằng lời, nhưng, cũng không được phép giữ thinh lặng, thì thánh nữ đã để cho tâm hồn rộn tiếng hò reo: Miệng con chứa chan lời tán tụng Chúa, suốt ngày con chẳng ngớt tôn vinh. Theo nhịp đàn mừng Chúa, miệng con sẽ reo hò. Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa, đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.
“Con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Càng đi tìm chính mình, con người càng đánh mất chính mình, càng co cụm trong vỏ ốc của mình con người càng chết dần trong nỗi cô đơn của mình. Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể lấp đầy khi đến với tha nhân mà thôi. Đó là chân lý nền tảng về con người. Con người chỉ thành đạt thật sự, con người chỉ thật sự là người khi họ biết sống cho tha nhân.
Dụ ngôn này được ghi lại trong Tin Mừng thánh Mát-thêu với tiêu đề: “Dụ ngôn những yến bạc” (x.Mt 25, 14-30).
Bệnh viện đông đúc và ồn ào. Bước vào phòng khám, tôi được bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của mình ngày càng xấu. Hai tháng là thời gian tối đa tôi còn có thể hiện hữu trên cõi đời… Rời bệnh viện, tôi cảm nhận dòng cảm xúc đang dâng trào và quan sát mọi sự xung quanh để cố gắng nắm lấy, ôm chặt và gìn giữ tất cả vào tâm khảm. Dòng người tất bật, hối hả trên đường. Con đường xanh bóng cây chất chứa kỉ niệm. Những gương mặt của người thân yêu sống cùng tôi. Buổi tối muộn, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, trong không gian tĩnh lặng với ngọn đèn chầu le lói sáng, tôi “lẻn” vào nhà nguyện và quỳ trước Nhà tạm. Tôi thưa với Chúa về cuộc đời và những ngày sống còn lại…
Thánh Albertô được sinh ra ở Đức vào đầu thế kỷ XIII. Khi còn trẻ, ngài đã đến Italia, rồi đi Pađua, là nơi có một trong những trường đại học nổi tiếng nhất của thời Trung cổ. Ngài đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu bộ môn “nghệ thuật tự do” (artes liberales): Văn phạm, Hùng biện, Phép biện chứng, Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc, nói chung là các môn học văn hoá, điều đó cho thấy ngay từ sớm, Albertô đã rất quan tâm đến các ngành khoa học tự nhiên và nó trở thành lĩnh vực ngài yêu thích nhất. Trong suốt thời gian ở Pađua, ngài đã đến tham gia sinh hoạt ở Nhà thờ của các anh em Đa Minh, sau đó chính thức gia nhập dòng qua lời khấn tu trì.