Khi còn sống ở trần gian, Thánh Đaminh chỉ luôn mong được đối xử như “một người trong anh em”, và khi qua đời, Ngài chỉ mong được chôn cất dưới chân anh em. Theo cá tính riêng, Ngài sống động được mãi trong Giáo Hội, không với tư cách một cá nhân nổi bật, nhưng nơi công việc rao giảng Tin Mừng mà Ngài đã để lại qua Dòng Ngài thiết lập.
Đaminh nổi tiếng vì linh đạo đặc biệt của ngài. Linh đạo này là “hãy chiêm niệm và mang kết quả của sự chiêm niệm đó đến cho tha nhân”…. Tất cả những gì Đaminh thấy trên đường rao giảng đều là phương tiện ca tụng Chúa, để chiêm niệm và chia sẻ sự chiêm niệm đó cho tha nhân.
Chính ngài đã chỉ cho chúng ta thấy hai phương thế không thể thiếu, khiến cho công tác tông đồ sinh nhiều hoa trái. Trước hết, là lòng sùng kính Đức Mẹ, đặc biệt qua việc truyền bá Kinh Mân Côi. Thứ hai, là tin chắc nơi giá trị của lời cầu nguyện cho công tác tông đồ.
Chúng ta cần phải kiên định và trung thành: kiên định là người công giáo và trung thành bám chặt vào Giáo hội. Bà Ida Frederika Gorres, một nữ văn sĩ công giáo người Hà lan có một ông bạn bác sĩ Tin lành. Ông này nặng lời phê bình chỉ trích Giáo hội của bà. Sau khi để cho ông nói, bà bình tĩnh trả lời ông vẻn vẹn có một câu: “Dù vậy, tôi vẫn là công giáo.”
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều chọn lựa. Bởi thời gian chỉ có hạn, nên mỗi người thích tranh thủ thời gian để làm việc, để kiếm tiền, để vui chơi giải trí… Có khi nào chúng ta dành chọn lựa cho việc ưu tiên sống kết hiệp mật thiết với Chúa và siêng năng lắng nghe Lời Ngài, như hình ảnh của Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay ?
Chính người là hiện thân của thiên Chúa giữa trần gian. Người là cánh tay nối dài đem tình yêu và bình an của thiên Chúa đến với tất cả những ai thánh nhân gặp gỡ. Một tấm lòng phó thác và khiêm nhu tột độ. Người quả là con cái và anh em của thánh Đaminh khi luôn luôn mong muốn xoa dịu nỗi đau của con người, nhất là khát khao ơn cứu rỗi các linh hồn.
Dường như, hôm nay, người ta chú tâm đến cá nhân nhiều hơn là đến đời sống chung. Đời sống chung ngày nay như một xa xỉ phẩm: người ta sợ sống chung, sợ trách nhiệm, sợ… trăm ngàn cái sợ đè trên họ. Và những nỗi sợ ấy kéo theo sự đổ bể trong các mối tương quan, mối tương quan thấy rõ nét nhất là tương quan gia đình.
Thánh Martinô, được ví như tấm bánh bẻ ra cho những người nghèo. Tấm bánh ấy, được bẻ ra và trao ban, trao ban cho những người đói để họ được no nê. Vì vậy, Martinô được mệnh danh là cha của kẻ nghèo. Vì trong xuất cuộc đời của ngài chỉ biết yêu thương và phục vụ những người nghèo. Xin thánh nhân cầu cũng Chúa cho hết mọi người được bình an và hạnh phúc