Theo lịch phụng vụ, lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa kết thúc cuộc cử hành Giáng Sinh của Giáo Hội, nhằm nhắc nhở rằng Người giáng trần là để cứu chuộc chúng ta. Phép rửa Người chịu bởi ông Gio-an Tẩy Giả đánh dấu khởi đầu sứ vụ công khai của Người, mà chóp đỉnh là hy lễ Vượt Qua, cái chết và sự sống lại của Người.
Giữ gìn lời nói của mình không có nghĩa là lãng tránh những cuộc trò chuyện khó khăn hoặc rút lui vào im lặng. Nó có nghĩa là dùng lời nói của mình một cách chu đáo và có chủ đích, đảm bảo rằng chúng được “thêm sự mặn mà” (x. Cl 4:6). Trước khi nói, chúng ta có thể tự hỏi: Những gì tôi sắp nói có đúng đắn hay không? Có tử tế hay không? Có cần thiết hay không?
Như một truyền thống đẹp, mỗi năm cứ đến ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su xuống thế làm người, tất cả các nhà thờ Công Giáo đều thiết kế một hang đá thường được gọi là hang Belem. Gọi là hang Belem vì Chúa Giê-su sinh ra tại Belem, miền Giu-đê.
Không giống như các mục đồng Do Thái đến chào đón Chúa Giêsu Hài Đồng, Ba đạo sĩ là những người ngoại giáo, đến từ những vùng đất khác. Sự hiện diện của họ tượng trưng cho tính cách phổ quát của ơn cứu độ do Đức Kitô mang đến, mà thông điệp của Ngài là quy tụ tất cả các dân tộc trên Trái đất lại.
Trước Lễ Giáng Sinh tám ngày, VOA Tiếng Việt loan báo một bản tin, như sau: “Một thiếu nữ 15 tuổi hôm 16/12 đã nổ súng tại một trường học ở tiểu bang Wisconsin, bắn chết một bạn học, một giáo viên, làm bị thương sáu người khác trước khi tự sát bằng súng lục. Thiếu nữ nổ súng là một học sinh tại trường, cảnh sát xác định là Natalie Rupnow, còn được gọi là Samantha.”
Lễ Giáng Sinh gần kề. Và, ngày Chúa Giê-su xuống thế làm người đã xảy ra hơn hai ngàn năm. Hồi ấy, ngày Chúa Giáng Sinh: “Có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế, cho loài người Chúa thương.”
Một số đoạn trích từ cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha có tựa đề “Hy vọng”, sẽ được xuất bản vào tháng 1/2025 tại hơn một trăm quốc gia – tại Pháp bởi nhà xuất bản Albin Michel, đã được công bố vào thứ Ba ngày 17 tháng 12, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88 của Đức Phanxicô. Ngài kể lại thời thơ ấu của ngài ở Buenos Aires, bài học nhận được từ “sự tập trung của nhân loại” ở các vùng ngoại vi, sau đó là ký ức về chuyến đi lịch sử tới Irak, vào năm 2021, giữa những khó khăn về hậu cần và báo động an ninh…
Cuộc đời của Thánh Faustina chứng minh rằng Chúa Giê-su có thể biến điều bình thường thành phi thường. Dù chúng ta có thể không trải nghiệm những hình ảnh sâu sắc như vậy về Chúa Giê-su trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta có thể nhìn vào thánh Faustina như một khí cụ của sự khiêm nhường và lòng tín thác hoàn toàn vào Chúa.