Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh sạch đi !” Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.
Một số tác phẩm thuộc thế kỷ IV cũng nhắc tới việc xức dầu sau Thánh Tẩy, nhưng một số tài liệu khác lại chẳng nói gì cả. Thánh Gioan Chrysostom, sinh trưởng tại Antiôkia và sau này làm giám mục tại Constantinôpôli, cũng mô tả nghi lễ gia nhập đạo chỉ gồm việc xức dầu trước Thánh Tẩy thôi.
Như đã nói trong phần dẫn nhập, thời Giáo hội sơ khai, không dễ dàng phân biệt bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức như hai bí tích tách biệt. Trong giai đoạn này, Thêm Sức là một phần trong lễ nghi Thánh Tẩy. Với thời gian, hai bí tích này được cử hành tách biệt nhau, nhưng có mối tương quan rất đặc biệt.
Nhiều đoạn Kinh thánh cho chúng ta những chứng từ quan trọng về ân huệ của Thánh Thần được thông ban cho các tín hữu. Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ: “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”
Thừa tác viên thông thường của bí tích Thánh Tẩy là giáo sĩ (giám mục, linh mục và phó tế). Khi thừa tác viên thông thường vắng mặt hoặc bị ngăn trở thì giáo lý viên hay người khác, được vị thường quyền sở tại ủy thác thi hành nhiệm vụ này.
Theo nguyên tắc chung, bất cứ ai còn sống chưa lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy đều có thể xin lãnh nhận bí tích này. Tuy nhiên, trong việc mục vụ chúng ta cần phải phân biệt: Trẻ em thuộc gia đình Công giáo: cha mẹ có trách nhiệm phải lo cho con cái được lãnh bí tích Thánh Tẩy càng sớm càng tốt.
Việc suy tư thần học thời nay phải được đặt vào trong bối cảnh đối thoại đại kết và đối thoại liên tôn. Giáo hội xác tín rằng bí tích Thánh Tẩy, theo lệnh truyền của Đức Kitô, luôn cần thiết cho ơn cứu độ; tuy nhiên không phải vì thế mà Giáo hội đóng khung ơn cứu độ của Chúa vào việc cử hành bí tích.