Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Ba tuần I

Khi Đức Giêsu cầu nguyện, Người dùng ngôn ngữ Aram “Cha ơi” (Mc 14:36), một từ ngữ mà những đứa con nhỏ thường gọi người cha. Chỉ duy Đức Giêsu, người con hằng hữu nơi cung lòng Thiên Chúa Cha, mới có quyền xưng hô một cách thân tình như thế với Đấng mà ngai tòa của Người ở trên trời.

Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Hai tuần I

“Cách ăn chay mà ta ưa thích chẳng phải là thế này sao; mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước những anh em cốt nhục” (Is 58, 6-7)

Clips suy niệm Mùa Chay: Thứ Bảy sau lễ tro

Chúa Giêsu đảm bảo với chúng ta rằng người nghèo khó trong tinh thần sẽ được vương quốc nước Trời. Thật vậy, thái độ nghèo khó nội tâm đảm bảo chiếm hữu được vương quốc nước Trời. Theo một nghĩa nào đó, sự nghèo khó tinh thần tạo ra trong con người một không gian nội tâm cần thiết để trở thành người tham dự vào đời sống và hạnh phúc của Thiên Chúa.

Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Sáu sau lễ tro

Tại sao chúng ta ăn chay? Có lẽ giây phút này đây chúng ta nhớ đến lời Đức Giêsu đáp lại các môn đệ ông Gioan Tẩy giả khi họ hỏi Người : “Tại sao môn đệ ông không ăn chay? Đức Giêsu nói: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, khi ấy họ mới ăn chay” (Mt 9:15).

Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Năm sau lễ tro

Trong Mùa Chay này, Đức Giêsu mời gọi chúng ta theo Người  lên Giêrusalem để chịu hy sinh trên Thập Giá. “Nếu ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ minh, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi”(Lc 9:23). Dĩ nhiên đây là một lời mời gọi mang tính đòi hỏi và khó khăn, nhưng nó có thể phóng ra sức mạnh sáng tạo của tình yêu nơi những ai chấp nhận nó.

Clips suy niệm Mùa Chay: Thứ Tư lễ Tro

Cuộc hành trình mà mùa Chay mời gọi chúng ta trên hết là thực hiện việc cầu nguyện: trong tuần lễ này, các cộng đoàn Kitô hữu phải trở nên “những trường cầu nguyện’ đích thực. Một mục tiêu quan trọng khác là giúp tín hữu đến với các bí tích Hòa giải, nhờ đó mỗi người có thể “tái khám phá Đức Giêsu như là  mầu nhiệm của lòng thương xót