Trong một thời đại mà thế giới dường như đóng lại trong chính mình và con người thì bị dóng lại trong thế giới đó, gợi lại cuộc đời của mình từ những nguồn mạch nền tảng của ý nghĩa cuộc đời, dường như Chúa Kitô nói với sức mạnh mới: “Tôi đã đến nhân danh Cha tôi, nhưng các ông không đón nhận.
Hình tượng bác thợ làng Nazareth, bạn của Mẹ Thiên Chúa và là Đấng gìn giữ Con Đấng Tối Cao, đầy ý nghĩa đối với Giáo hội, một cộng đoàn được mời gọi sống viên mãn mầu nhiệm nhân loại, một sự viên mãn – như Công đồng Vatican II khẳng định – chỉ được trọn vẹn trong Chúa Kitô.
Thiên Chúa đưa chính mình đến gần con người. “Và Lời đã làm người” (Ga 1:14). Người đến ở giữa chúng ta. Người muốn ở trong mọi nơi con người có mặt và làm việc. Nếu Người đã ủy thác sứ mạng đặc biệt cho các môn đệ làm chủ chăn, thì Người “cũng mong ước rằng vương quốc này sẽ được mở rộng nhờ các tín hữu giáo dân; vương quốc của sự thật và sự sống, của sự thánh thiện và ân sủng, yêu thương và an bình”.
Trong tông thư Đau khổ cứu độ, tôi đã nhận xét rằng Đức Maria rất thánh, “là chứng nhân cuộc khổ nạn của người Con bằng sự hiện diện, và là người tham dự vào cuộc khổ nạn ấy bằng sự đồng cảm, đã góp phần đặc biệt vào Tin mừng về sự đau khổ…
Đức tin của người mù được chữa lành trải qua một thử thách cam go nhưng đã chiến thắng. Ánh sáng của Chúa Kitô, thấm nhuần tâm hồn – chứ không phải mắt anh ta, tỏ ra mạnh mẽ hơn sự cứng lòng và hoài nghi. Ánh sáng ấy thậm chí còn mạnh mẽ hơn sự sợ hãi của loài người và cả ý định đe dọa của họ.
Vì bất cứ ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14:11). Điều này đã xảy ra trên mặt đất này, trong cõi đời này, nhưng chỉ là thứ yếu. Điều thiết yếu là người khiêm nhường sẽ được chính Thiên Chúa nâng lên ở trên trời.
Thánh tông đồ Gioan viết rằng Thiên Chúa là tình yêu; chính Người, chứ không phải chúng ta, đã yêu thương trước, và bất cứ ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy (x. 1Ga 4:16, 19).