Chương trình khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Tôn Giáo & Nhân Văn lần II với chủ đề : PHỤC SINH đã diễn tiến đúng với kế hoạch dự định, dưới sự chủ trì của Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UB Văn hóa Đức tin HĐGMVN. Nhân dịp này ban tổ chức cũng phát hành một tập lưu niệm mỏng, giới thiệu các tác giả và một số tác phẩm tiêu biểu.
Thánh Phaolô khẳng định rằng Tin Mừng của Chúa là một kho tàng có một lịch sử thông truyền và tạo ra một lịch sử mới cho người lãnh nhận nó. Do đó có hai điều kiện để Tin Mừng thực sự là Tin Mừng của Chúa: thứ nhất là nguồn gốc tông truyền, thứ hai là nội dung nguyên vẹn như đã được rao giảng trong cộng đoàn kitô tiên khởi.
Ngay lúc hiện tại, Giáo Hội vẫn ở giữa hai từ trường. Nhưng một khi Chúa Kitô sống lại, lực hút của tình yêu thì mạnh hơn lực hút của hận thù; và lực hút của sự sống mãnh liệt hơn lực hút của sự chết. Có lẽ đó thực sự là hoàn cảnh của Giáo Hội ở mọi thời đại ? … Bàn tay cứu độ của Chúa kéo chúng ta lên, và vì thế chúng ta có thể hát bài ca của người được giải thoát, bài tân ca của những người sống lại: Alleluia! Amen
Hát mừng ngọn lửa phục sinh và mừng Chúa sống lại, chúng ta tạ ơn vì sự sống ngài đã ban tặng, xin lỗi vì những lạm dụng vi phạm đến sự sống của con người, tạ ơn vì sự sống thiêng liêng qua bí tích rửa tội. Và như thế, giã từ bóng tối sự chết, giã từ ngôi mộ tội lỗi, để nắm tay nhau chung xây một thế giới tốt đẹp hơn.
Thế nhưng trước tất cả những sự kiện phũ phàng ấy, Đức Giêsu vẫn cầu xin Cha tha cho họ. Bởi vì đó chính là sứ mạng của Ngài, sứ mạng chết cho nhân loại, sứ mạng gánh lấy tội trần gian.
Ðây thật sự là tin vui! Sự vinh quang mà chúng ta mừng lễ hôm nay- lý do cho sự vui mừng của chúng ta- được thể hiện cho mọi ngày. Cứu chuộc khỏi tội lỗi, giải thoát khỏi cảnh nô lệ, chiến thắng khỏi thói hư tật xấu: Ðây là di sản của chúng ta. Ðây là đời sống mới cho tất cả mọi người chúng ta. Mừng ngày vui, nhưng không chỉ giới hạn cho ngày hôm nay. Niềm vui mừng là di sản của chúng ta là con cái Thiên Chúa được cứu độ. Ðó là quyền thừa kế của chúng ta là một thụ tạo mới trong Ðức Kitô. Ðó là dấu ấn để chúng ta dám tuyên bố là những người theo Chúa Giê-su.
Mỹ thuật tôn giáo, Kitô giáo còn gọi là mỹ thật thánh, đối với người Kitô hữu ngoài sự thưởng lãm còn là lời kinh nguyện là sự chiêm ngắm suy niệm. Trước tác phẩm Mỹ thuật tôn giáo người tín hữu nâng tâm hồn mình lên với Thiên Chúa, hướng lòng mình đến chốn bằng an đến nơi an trú … Trước tác phẩm mỹ thuật tôn giáo họ hiểu thêm được nhiều hơn về giáo lý và Phúc Âm.