Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Trong Tuần Thánh, chúng ta sống khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc hành trình này, của kế hoạch tình yêu xuyên suốt toàn bộ lịch sử các mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại”. Tuần Thánh rất quan trọng trong lịch Phụng vụ Kitô giáo. Nhưng Tuần Thánh là gì? Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.
Hôm nay là ngày Thứ năm Tuần Thánh, ngày Chúa Giêsu ngồi thật gần các môn đệ của Ngài để mừng lễ Vượt Qua cổ xưa của người Do Thái. Chúng ta tham dự vào bữa tiệc hôm nay để tưởng niệm đến cái chết và sự Phục Sinh của Chúa.
Trong Tuần Thánh này, khi Giáo Hội cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Cứu Thế, các tín hữu trong toàn Giáo Hội càng quan tâm đến tình trạng đau thương đặc biệt trong năm nay tại Thánh Địa, do những diễn biến từ nửa năm nay, sau cuộc khủng bố của Hamas vào ngày 7/10 năm ngoái. Cho đến nay, theo Bộ y tế của Hamas, đã có khoảng 32 ngàn người Palestine bị giết và hơn 74 ngàn người bị thương.
Trong hai ngày qua, thứ hai và thứ ba Tuần thánh, và hôm nay, chúng ta được nghe nhắc đến dung mạo của một người môn đệ phản bội Chúa là Giuđa Iscariốt. Sự phản bội này không phải là một sự bất ngờ, và lại càng không phải là điều bất ngờ đối với Đức Giêsu, Đấng đã biết trước mọi sự sẽ xẩy ra cho Ngài như thế nào. Giuđa đã đi đến việc phản bội Chúa, có lẽ vì ông ta đã để cho sự quan tâm về lợi lộc vật chất dần dần chiếm hết chỗ trong tâm hồn và đã để cho sự hăng say theo Chúa lúc ban đầu bị phai lạt đi. Đức Giêsu không còn là Thầy, là Chúa và là tất cả cuộc đời ông nữa, nhưng là một món hàng mà Giuđa đem bán cho những kẻ muốn giết Ngài với giá tiền 30 đồng, mức giá trị của một người nô lệ đáng khinh.
Tha thứ trong hôn nhân phục hồi lại sự hợp nhất ở đâu có chia rẽ. Tạo lại một cặp đôi từ hai con người phối ngẫu đang tức giận hay bị thương tổn. Phải trưởng thành ở một mức nào đó người ta mới có thể tha thứ sau khi bị xúc phạm, bởi lẽ điều đó có nghĩa rằng là một người phối ngẫu chọn đặt người bạn đời trước mặt mình. Việc ấy cho thấy người đó coi việc phục hồi lại mối quan hệ vợ chồng quan trọng hơn là minh giải ai đúng ai sai…
Đức Giêsu ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ lần sau hết, quen gọi là bữa Tiệc Ly. Bài Tin mừng hôm nay kể lại việc Đức Giêsu đã báo trước cho các môn đệ biết: có một người sẽ phản bội, sẽ nộp Ngài. Ngay cả đến lúc đó, nghĩa là sau thời gian gần ba năm huấn luyện các môn đệ, Đức Giêsu còn gặp phải một Giuđa phản bội Ngài và một Phêrô tự phụ đến chối Ngài. Thật không gì đau buồn cho Đức gIêsu hơn là khi nhìn thấy kẻ Ngài đã chọn lại phản bội Ngài. Ngài nhìn thấy Giuđa rời bàn tiệc để đi vào đêm tối, đi vào con đường từ chối tình yêu của Ngài. Ngài nhìn thấy và báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Ngài ba lần.
Trong đức tin Công giáo, tha thứ và chữa lành là ân sủng của Bí tích hôn nhân. Nhiều cặp chỉ có thể tha thứ sau khi cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho biết chấm dứt oán hận, xa lìa nhau. Tha thứ mang lại tự do, sự sống mới cho đôi bạn và cho mối quan hệ của họ.
Trong những bữa tiệc trước đây, cô Maria thường ngồi dưới chân mà nghe Chúa giảng dạy, lần này cô lấy bình thuốc thơm hảo hạng xức chân Đức Giêsu. Việc xức thuốc thơm cho khách là phong tục phổ thông của người Do thái. Thông thường người ta xức trên đầu, nhưng nếu là thân tình, họ xức cả đầu lẫn chân. Hôm nay, không những cô xức đầu Chúa mà còn xức cả chân nữa. Hành động này diễn tả lòng khiêm nhường và yêu mến Chúa (Ga 12, 8; Mt 26, 7).