Chúa Phục Sinh – Nguồn Sống Mới

Biến cố Chúa Phục Sinh là dịp để những Kitô hữu nhắc lại lời giao ước khi rửa tội: luôn trung thành con đường theo Chúa. Dẫu có bao lỗi lầm, nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, giúp chúng con mạnh dạn từ bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới mà vững bước theo Chúa.

Ngày 31-03-2024, Chúa Nhật Phục Sinh

Sau ngày Chúa chịu chết, các môn đệ rơi vào một tình trạng thê thảm: buồn rầu, sợ hãi, chán nản, thất vọng. Còn đâu niềm vui khi được ở bên người Thầy yêu dấu. Còn đâu an ủi khi thấy những người đói khát được ăn no, người bệnh tật được chữa lành, kẻ tội lỗi được tha thứ, người chết được sống lại. Còn đâu niềm hy vọng tràn trề khi chứng kiến ma quỷ bị xua đuổi.

Dấu chỉ Giê-su Phục Sinh là: Thánh Kinh và Thánh Thể.

“Một ngày bừng lên, niềm vui rộn rã, một ngày bừng sáng, ca khúc hân hoan, ôi tình yêu chứa chan. ĐK: Vì Chúa đã sống lại. Ngài đã ra khỏi mồ, cho nhân loại mừng vui, hát lên Al-lê-lu-ia. Vì Chúa đã sống lại. Ngài đã ra khỏi mồ, cho nhân loại mừng vui. Cùng nhau ca lên Al-lê-lu-ia.”

Canh thức vượt qua

Kitô giáo tiếp nối truyền thống của Do thái giáo nên trong Đêm Canh Thức Vượt Qua, Hội Thánh cũng đọc lại các bài Kinh Thánh về tạo dựng, hiến tế Isaac, và về cuộc xuất hành. Duy chỉ có điều khác biệt và là điều rất quan trọng, đó là thay vì nói đến đêm tận thế thì Hội Thánh công bố Tin Mừng Chúa Kitô phục sinh; cũng vì thế, đêm nay còn được gọi là đêm Vọng Phục Sinh. Chính Tin Mừng Phục Sinh soi chiếu một luồng sáng mới vào các bài đọc Cựu Ước, giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa phong phú của mầu nhiệm Phục Sinh.

Ngày 30-03-2024, Thứ Bảy Tuần Thánh, Lễ Vọng Phục Sinh

Từ chiều Thứ Sáu, khi Chúa Giêsu được táng xác trong mồ, một không khí đau thương và im lặng bao trùm mọi sinh hoạt của Giáo Hội. Sự im lặng như Thiên Chúa đã lặng tiếng bốn trăm năm, kể từ sau thời ngôn sứ Malakhi cho đến khi Gioan Tiền Hô xuất hiện. Suốt thời gian ấy Thiên Chúa đã không sai một ngôn sứ nào đến với dân Do Thái. Sự thinh lặng của Thiên Chúa cùng với những cuộc chiến và sự cai trị tàn bạo của những kẻ xâm lược đã làm dân Do Thái khốn khổ, họ khao khát trông đợi đến mỏi mòn Đấng Messia. Sự mòn mỏi đợi trông ấy thể hiện nơi Thánh vịnh 22 được đọc khi tù và rúc lên báo hiệu giờ sát tế chiên vào buổi chiều ngày áp lễ Vượt qua. Năm đó, giờ đó, cũng đúng vào lúc Chúa Giêsu đang chịu khổ hình và hấp hối trên Thập giá, Người đã đọc Thánh Vịnh cũng là nói lên cảm giác cô đơn trên thập giá của Ngài lúc đó :

Ngày 29-03-2024, Thứ Sáu Tuần Thánh – Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Của Chúa Giêsu

Hôm nay là thứ Sáu Tuần Thánh, theo lễ nghi Phụng vụ, không có Thánh lễ, nhưng có rước lễ, để kỷ niệm cái chết đau thương của Chúa Giêsu, Giáo xứ chúng ta tổ chức nghi thức suy tôn Thánh giá Chúa. Trong giờ phút này, chúng ta hãy suy nghĩ về tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta qua cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Chúa đã tự nguyện chịu chết thay cho chúng ta, thì chúng ta cũng phải đáp lại tình yêu ấy cho cân xứng, bởi vì chỉ có tình yêu mới đáp lại được tình yêu.