Chiều 14 tháng 4, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 29 Đức cha của 27 giáo phận và Ban Thư ký HĐGM đã quy tụ tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long để tham dự Hội nghị thường niên kỳ I năm 2024 diễn ra từ ngày 14 đến 18 tháng 4.
Chúa Giê-su, trước cuộc thương khó, Ngài đã run sợ đến đổ mồ hôi máu. Nhưng Ngài chiến thắng nỗi sợ của cái chết bằng tình yêu với Chúa Cha và với nhân loại. Cái chết ấy mãi mãi không ngăn cản được tình yêu của Đức Giê-su. Chiến thắng sự chết là thế đó! Tình yêu đã thắng tử thần là thế đó!
Trong suốt tuần thứ ba mùa Phục sinh, các bài đọc đều qui về Bánh hằng sống. Bài Tin Mừng hôm nay mở đầu nói về Bí tích Thánh Thể: Vì đã được ăn bánh no nê nên dân chúng tiếp tục đi tìm Đức Giêsu. Sáng hôm sau, họ tìm gặp Ngài ở phía bên kia biển hồ. Ngài nói với họ: “Các ngươi tìm Ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê”. Rồi Ngài dạy họ hãy tìm một thứ lương thực khác quan trọng hơn: “Các ngươi hãy ra công làm việc, không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời”.
Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục (TGM) Paul Richard Gallagher, đã có chuyến thăm tại Việt Nam từ ngày 09-14/4/2024 theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong thời gian này, Đức TGM Gallagher đã tới thăm và dâng Thánh lễ tại 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Bên cạnh đó, ngài đã có cuộc hội đàm thân mật với Thủ tướng và các quan chức chính phủ Việt Nam.
Đức Giêsu đã sống lại như lời Ngài đã báo trước, nhưng nhiều người còn hoài nghi. Sự kiện ngôi mồ trống chưa thể xác quyết được việc Chúa sống lại từ cõi chết. Ngày thứ nhất trong tuần, chính Đức Giêsu đã hiện ra với bà Maria Mađalêna từ sáng sớm, với hai môn đệ đi làng Emmau vào buổi chiều và với mười Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào buổi tối, để chứng minh là Ngài đã sống lại thật.
“Chúa đã Phục Sinh” Với chúng ta hôm nay, đó là một niềm tin “bất biến”. Trong Thánh Lễ Chúa Nhật mỗi tuần, chúng ta tuyên xưng rằng: Đức Giê-su – “Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.”
Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.[…]
Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người. Còn chúng ta thì sao? Có ai trong chúng ta chưa từng thiếu kiên nhẫn, dù là với Thiên Chúa, với chính mình, và với người khác? Có ai trong chúng ta chưa từng cảm thấy hối hận vì mình mất kiên nhẫn ngay cả khi có lý do chính đáng? Và có ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm rằng, kiên nhẫn thực sự là một thách đố, và nhiều khi, không phải cứ theo sức mình, mà chúng ta có thể giữ được sự kiên nhẫn trong mọi cảnh huống cuộc sống?