Cơ hội được ăn những bữa ăn ngon bên những người thân là một trong những niềm vui chính đáng cần được trân trọng. Do đó, khái niệm ăn chay không có nghĩa là chúng ta không thưởng thức những món ăn nhưng có nghĩa là chúng ta không coi đó là điều đương nhiên, để biết thưởng thức với lòng biết ơn. Hơn thế, việc ăn chay còn giúp chúng ta không xem nhẹ đời sống tinh thần và tâm linh, mà biết nhận ra thức ăn là phương tiện nuôi sống chúng ta về mặt thể lý, để chúng ta lớn lên trong đời sống thiêng liêng: yêu mến phụng thờ Thiên Chúa, thánh hoá bản thân, và sống tình liên đới với người khác.
Tin mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Maisen, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia.
Tòa Thánh Vatican đã công bố Sứ điệp Mùa Chay 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô với chủ đề “Thiên Chúa dẫn chúng ta đi qua sa mạc đến tự do”. Mùa Chay 2024 bắt đầu vào ngày 14 tháng 2, Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào ngày 28 tháng 3, Thứ Năm Tuần Thánh. Buổi giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha diễn ra vào ngày 1.2.2024 tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Sứ điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô được lấy cảm hứng từ đoạn sách Xuất Hành: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20, 1-17). Cuộc xuất hành Mùa Chay giúp chúng ta giải phóng mình khỏi cảnh nô lệ. Thiên Chúa mở lại niềm hy vọng của chúng ta: bằng một cuộc hành trình hoán cải của giáo hội, cộng đồng và cá nhân, để dẫn chúng ta đến vùng đất mà Ngài muốn ban cho chúng ta.
Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Ðức Giêsu. Ðức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Ðức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Ðức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Nếu “phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 10) thì cần phải đảm bảo việc đào tạo các thừa tác viên chức thánh cũng ngày càng mang dấu ấn khôn ngoan phụng vụ, cả trong chương trình giảng dạy nghiên cứu thần học và trong kinh nghiệm đời sống chủng viện.
“Mọi người nam, người nữ, mọi tín hữu: tất cả chúng ta là hồng ân quý giá của Chúa. Mỗi người chúng ta là một món quà cho tất cả mọi người và toàn thể Giáo hội, làm người trong một bối cảnh, một thời điểm, một nơi xác định. Chúng ta là những món quà cụ thể, cho những con người cụ thể và bằng cách này chúng ta cũng là một món quà cho tất cả mọi người trong sự đơn giản của cuộc sống chúng ta đang sống”.
Ngày nay men biệt phái và men Hêrôđê vẫn còn sinh sôi nảy nở trong thời đại của chúng ta. Đó là thói kiêu căng giả hình, đánh mất lòng nhân nghĩa. Đó là “men” thực dụng, nặng về lối sống vật chất, sống hưởng thụ và ích kỷ, men dâm ô, qua sách báo phim ảnh xấu khiến chúng ta vì đam mê chúng mà trở nên lãnh đạm thù nghịch với tình yêu Chúa và ơn cứu độ của Người. Vậy chúng ta đang “say” thứ men nào, “men trần tục” hay “men Kitô”?
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này : “Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. […]