Hãy đến nhà thờ…

Như chúng ta được biết, tông đồ Gio-an có lời dạy rằng: “Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.” (1Ga 4, 9-10)

Mùa Chay 2024: 24 giờ cho Chúa

Sự kiện “24 giờ cho Chúa”, một sáng kiến ​​cầu nguyện và hòa giải trong Mùa Chay được Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng, năm nay đánh dấu lần thứ 11 diễn ra sự kiện này. Như trước đây, sự kiện này sẽ được tổ chức tại các giáo phận trên khắp thế giới vào đêm trước Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay, từ Thứ Sáu ngày 8 đến Thứ Bảy ngày 9 tháng 3 năm 2024.

 

Ngày 24-02-2024, Thứ Bảy tuần 1 Mùa Chay

Trong bài Tin mừng Đức Giêsu dạy các môn đệ một cách sống cao hơn: “Các ngươi đã nghe dạy hãy yêu thương thân nhân và hãy thù ghét kẻ thù. Còn Ta, Ta bảo các ngươi hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho kẻ ghét các ngươi, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các ngươi”.

Mùa Chay, hành trình tự do

Sứ điệp của Đức Thánh Cha lại nhìn Mùa Chay bằng tầm nhìn tích cực như là hành trình tự do: “Khi Thiên Chúa chúng ta mặc khải chính mình Ngài, sứ điệp của Ngài luôn là sứ điệp về tự do: Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ (Xh 20,2)… Mùa Chay là mùa hoán cải, mùa tự do”.

Ngày thứ tư lễ Tro của tôi

Mùa Chay năm nay đến sớm hơn mọi năm. Mới mồng 5 Tết, giữa khung cảnh cả nước còn đang trong những ngày nghỉ đón xuân, thì người Công giáo Việt nam đã được mời gọi bước vào mùa Chay thánh. Tất cả các cuộc hẹn như ngưng lại. Những bữa tiệc liên hoan đốt tết được nhường lại cho những buổi cử hành lễ Tro đầu mùa Chay. Nhà thờ nào cũng đông kín người tới tham dự Thánh lễ và nhận một chút tro trên đầu để nhắc nhớ thân phận mình là bụi tro, một mai sẽ trở về tro bụi.

Ngày 23-02-2024, Thứ Sáu tuần 1 Mùa Chay

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu kêu gọi môn đệ Ngài phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái (nghĩa là đừng bao giờ tự mãn vì đạo đức của mình). Một phương diện cụ thể của đức công chính mới là tương giao: phải coi mọi người là anh em của mình (chữ “anh em” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong đoạn này). Trên cơ sở tình huynh đệ ấy, đừng mắng chửi, cũng đừng nuôi giận hờn lâu, hãy cố gắng làm hoà với nhau.