Đấng đáng kính Giorgio La Pira (1904 – 1977)

 

 

Đấng đáng kính Giorgio La Pira (1904 - 1977)Ngày 05 tháng 6 năm 2018, trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Angelo Amato, SDB, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha cho phép Đức Hồng Y công bố các Sắc lệnh liên quan đến các nhân đức anh hùng của Tôi tớ của Chúa là Giorgio La Pira, Dòng Ba Đa Minh, thành viên đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Quốc hội Lập hiến, thành viên của Nghị viện Italia, Thư ký Bộ Lao động và Thị trưởng thành phố Florence.

“Đáng Kính”, theo nghĩa của Hội Thánh, sau tiến trình điều tra ở cấp giáo phận và sau đó nghiên cứu tại Roma, nhìn nhận rằng La Pira đã sống cuộc đời của mình như là một đoàn viên Dòng Ba Đa Minh và một người hoạt động xã hội phù hợp với Tin Mừng một cách biện phân nhất.

Giorgio La Pira sinh ngày 09 tháng Giêng năm 1904 tại Pozzallo, đảo Sicily, thuộc giáo phận Noto trong một đại gia đình. Lúc 10 tuổi, La Pira đã được gửi đến sống với chú của mình ở Messina để có cơ hội học hành tốt; thành phố này lại trở thành một điểm tham khảo cho ông ở Sicily. Ông đã tham dự các khóa học tại khoa Luật và trở thành đệ tử của Emilio Betti, và trong một lần khi đi đến Florence, La Pira đã đã theo Emilio Betti và Florence trở thành thành phố mà La Pira gắn bó suốt cuộc đời.

Ở Florence, ông kết thân với Salvatore Quasimondo và nhiều thanh niên trí thức trẻ khác và cùng nhau thành lập nhóm “Văn hóa Xã hội Peloro”. Trong thời gian học cao học, ông đã từng là giáo sư của Federico Rampolla, cháu của Hồng Y Mariano Rampolla; nhờ đó mà Giorgio sớm định hướng cho các giá trị trên bình diện Kitô Giáo. Qua những cuộc gặp gỡ các tu sĩ Camelô, ông đã được cha Ernesto Fochesato và Guido Ghersi giúp ông thúc đẩy sự trưởng thành nội tâm khiến ông mạnh dạn tuyên bố rằng ông đã hiểu được ý nghĩa của sự Phục Sinh qua Bí Tích Thánh Thể vào Lễ Phục Sinh năm 1924 và từ thời điểm đó ông bắt đầu một cuộc hành trình sâu sắc trong đức tin.

Mặc dù ông có xu hướng giữ khoảng cách giữa việc nghiên cứu Luật La Mã và đời sống tâm linh riêng, ông luôn luôn cho mọi người thấy sự  gắn bó giữa các giá trị đạo đức và tôn giáo. Năm 1927, La Pira gia nhập Dòng Ba Đa Minh qua sự hướng dẫn của tu sĩ Enrico di Vita, và nhận một tên dòng “Anh Raimondo”. Sự gắn bó của ông với Dòng đã được củng cố một cách đặc biệt trong suốt thời gian ông sống tại tu viện Thánh Marco ở Florence từ giữa năm 1936 đến năm 1948. Trong thời gian lui tới gặp gỡ với các tu sĩ, ông quan tâm đến những tác phẩm của thánh Tôma Aquinô, nó đã giúp cho ông chẳng những trở thành một nhân vật trí thức mà còn là kim chỉ nam cho đời sống tâm linh của ông.

Giorgio La Pira đã tập hợp một nhóm thanh niên Công giáo vào trong một hiệp hội có tên gọi “Ut unum sint” được đánh giá là nhiệt thành, đạo đức, có tinh thần đoàn kết nhất trí của những nhà Truyền giáo thuộc Vương quốc Chúa Kitô (Pio Sodalizio dei Missionari della Regalità di Cristo) được thành lập bởi Tu sĩ Agostino Gemelli. La Pira cũng là người đứng đầu có ảnh hưởng lớn trong  việc tổ chức Thánh Lễ trong một nhà thờ cổ dành cho  người nghèo tại nhà thờ Thánh Paroclo, là một đề xướng có liên quan đến Hiệp Hội Thánh Vincent, trong đó chất chứa một tinh thần và hoạt động rất đáng trân trọng.

Là một trong những thị trưởng đặc biệt, quan niệm của ông chính là hoạt động chính trị chống lại Chủ nghĩa Phát xít, với sự giúp đỡ của Đức Hồng Y Dalla Costa và cả phe đối lập được biểu lộ chi tiết từ những năm 1937 và nó đã được gửi đến cho tất cả các chế độ chuyên chế và tìm thấy được cực điểm khi ở Italia, nơi mà Luật phân biệt chủng tộc được ban bố  vào năm 1938. Chúng ta có thể nói rằng cuộc đời của La Pira được đánh dấu bởi hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng chỉ được chứng kiến hành động của ông trong cuộc chiến thứ 2.

Cuộc chiến chống lại chủ thuyết vô thần của chủ nghĩa cộng sản, tà đạo của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phát xít Italia có thể được thấy trên tạp chí mang tên: “Il Frontespizio”. Giorgio La Pira đã xây dựng một cộng đoàn Nhân Vị nguyên thủy phù hợp với chủ nghĩa nhân bản toàn diện của J. Maritain, người mà ông đã trở thành bạn. Ông đã nhận ra rằng tín hữu Thiên Chúa Giáo nên tham gia trực tiếp vào việc tái thiết đạo đức chính trị Italia sau chiến tranh.

Trong suốt Thế Chiến thứ hai do bởi chính sách khủng bố của phát xít, La Pira rời Florence và sống tại Rome trong suốt chín tháng bị người Đức chiếm đóng thành phố Vĩnh Cửu. Chỉ mãi đến ngày 15 Tháng Tám năm 1944 ông mới có thể trở lại Florence và được trao cho nhiệm vụ chỉ huy để hỗ trợ chung cho chính quyền địa phương Florence.

Từ đó về sau La Pira bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai của mình: ông tham gia  vào Hội đồng Lập Hiến từ năm 1946 đến năm 1948; được bầu vào nghị viện từ năm 1948 đến năm 1953, sau đó La Pira được chỉ định làm phụ tá thư ký đảng Lao động trong chính phủ De Gasperi từ năm 1948 đến năm 1950.

Sau cùng, La Pira đã làm Thị trưởng Florence , thị trưởng của thành phố thân yêu của mình từ năm 1951 và 1965. Từ năm 1965 cho đến khi La Pira mất vào năm 1977 ông vẫn hoạt động chính trị tại địa phương và cả nước ngoài, từ căn tính La Pira là chính trị gia, nhưng trên hết ông luôn xưng mình là một Kitô hữu.

La Pira trở nên nổi tiếng ở cấp độ quốc tế thông qua các chuyến hành trình của mình ở Liên Xô và ở Việt Nam, mặc dù đối với một số người ông đã bị mang tiếng vì nhiều vụ bê bối. Được chấp nhận hoặc bị từ chối, ông vẫn trở thành một người Thị trưởng có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị của Italia, theo phong cách đặc biệt trong khoảng thời kỳ làm Thị trưởng Florence, ông là một mẫu gương ngôn sứ về vai trò của các tín hữu Thiên Chúa Giáo làm chính trị xã hội, đặc biệt trong cách bênh vực người nghèo.

Tu sĩ Llewellyn Muscat O.P.

Thư Ký Ủy ban PhongThánh của Dòng Đa Minh

Nguồn: http://www.op.org

Chuyển ngữ : Nhóm dịch BC

 

 

Để lại một bình luận