Tóm Tắt Sứ điệp của ĐTC cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57

Ngày 24/1/2023, lễ thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng của giới báo chí Công giáo, Vatican đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật ngày 21/5, lễ Chúa Thăng Thiên. Sứ điệp có tựa đề “Nói cách chân thành. ‘Theo sự thật và trong tình bác ái'” (Ep 4,15), trong đó Đức Thánh Cha mạnh mẽ kêu gọi đi ngược dòng với khuynh hướng xã hội để ủng hộ những khát vọng hòa bình theo gương của Thánh Phanxicô đệ Salê.

Tham gia đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho người đã xa rời Giáo hội

Đức cha Robert Barron, Giám mục Giáo phận Winona-Rochester (Hoa Kỳ) và là người sáng lập tổ chức Word on Fire, đã công bố dự án trong một video đăng ngày 1/5/2023, trên các mạng xã hội.

Đức cha nhấn mạnh rằng tháng 5 là “tháng mà chúng ta tha thiết hướng đến Đức Trinh Nữ Maria hơn, người đóng vai trò là người chuyển cầu nhiệt thành trong lời cầu nguyện với con của Mẹ.”

“Đạt lấy Thiên đàng bằng lời cầu nguyện”

Đối với Đức cha Barron, chiến dịch này là một ý tưởng “đơn giản nhưng mạnh mẽ”, nhằm mục đích “đạt lấy Thiên đàng bằng lời cầu nguyện, tìm kiếm sự chuyển cầu của Đức Maria cho những người trong chúng ta, những người đang rất cần khám phá lại tình yêu và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của họ”.

Ngài khuyến khích những ai tham gia lần hạt Mân Côi theo ý chỉ này hãy đăng ký cầu nguyện qua trang web https://www.wordonfire.org/may/.

Word on Fire là một tổ chức truyền thông Công giáo do Đức cha Robert Barron thành lập, sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thống để giới thiệu Đạo Công giáo với thế giới. Tổ chức trở nên nổi tiếng nhờ hoạt động của Đức cha Barron khi tham gia vào các phương tiện truyền thông mới, và đã được ghi nhận là một mô hình hiệu quả để chia sẻ thông tin về Công giáo cho công chúng. (ACI Prensa 01/05/2023)

Hồng Thủy – Vatican News

Sứ điệp của ĐTC cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2023

Sáng ngày 26/4, Phòng báo chí Toà Thánh đã phổ biến Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2023, được cử hành vào Chúa nhật thứ IV Phục Sinh, 30/4 tới đây. Sứ điệp có chủ đề: “Ơn gọi: Ân sủng và Sứ vụ””.

Đức TGM Paglia tái khẳng định nói “không” với cái chết êm dịu và trợ tử

Ngày 24/4/2023, Hàn lâm viện Toà Thánh có một tuyên bố, nói rõ về những nhận xét không đúng đối với bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia về chủ đề chăm sóc cuối đời trong một cuộc hội thảo vào tuần trước.

Trong bài phát biểu, đề cập đến pháp luật Ý quy định về vấn đề này, Chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh nói vào năm 2019, Toà Hiến pháp Ý đã ra phán quyết rằng, trong một số điều kiện và trường hợp nhất định, một người có thể yêu cầu bác sĩ trợ giúp kết thúc cuộc đời. Nghĩa là trợ tử vẫn là một tội phạm, nhưng sẽ không bị hình sự hoá nếu hội đủ các điều kiện.

Hàn lâm viện Toà Thánh tuyên bố, với trích dẫn này của Đức Tổng Giám mục không có nghĩa là sự thoả hiệp pháp lý cũng là sự thay đổi quan điểm đạo đức luân lý đối với việc trợ tử. Tuyên bố viết: “Không cần phải giải thích thêm nữa. Ở cấp độ khoa học và văn hoá, Đức Tổng Giám mục luôn ủng hộ sự cần thiết đồng hành với người bệnh ở giai đoạn cuối đời, sử dụng phương pháp xoa dịu và quan tâm chăm sóc, nhằm đảm bảo không ai phải đối diện với đau khổ và bệnh tật trong cô đơn, cũng như không phải một mình trước những quyết định khó khăn ở giai đoạn cuối đời”.

Trong những lần phát biểu trước đây, Chủ tịch Hàn lâm viện Toà Thánh luôn nhấn mạnh đến giáo lý của Giáo hội Công giáo về chăm sóc cuối đời. Như vào năm 2019, ngài nói: “Là những người tin chúng ta phải nhớ rằng sau cái chết, cuộc sống vẫn tiếp tục. Tôi tin rằng việc đồng hành với người hấp hối là một nhiệm vụ cao cả mà mỗi tín hữu phải cổ võ. Các Kitô hữu phải đấu tranh với văn hoá trợ tử”. Và ngài kết luận: “Tự kết liễu cuộc đời luôn là một thất bại lớn và chúng ta không bao giờ biến điều này thành một chọn lựa khôn ngoan. Đó là một thất bại lớn của chúng ta”.

Ngọc Yến – Vatican News

ĐTC Phanxicô: đau khổ như nơi gặp gỡ với sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa

Theo Đức Thánh Cha, chủ đề của Đại hội thường niên năm nay liên quan đến tất cả mọi người, những người có đức tin cũng như những người không có đức tin. Bởi vì, “bản tính con người, bị tội lỗi làm tổn thương, mang trong mình thực tại của những giới hạn, của sự mong manh và chết chóc.” Và ngài cho biết ngài đặc biệt quan tâm đến chủ đề này, bởi vì theo lối suy nghĩ hiện đại, “bệnh tật và sự hữu hạn thường bị xem là một sự mất mát, một thứ không có giá trị, một mối phiền toái phải được giảm thiểu, phản đối và loại bỏ bằng bất cứ giá nào.”

Cái nhìn của đức tin trước đau khổ thử thách

Trước đau khổ, con người đứng trước hai con đường: hoặc để cho đau khổ khiến mình co cụm vào chính mình, đến mức tuyệt vọng và nổi loạn; hoặc có thể đón nhận nó như một cơ hội để trưởng thành và nhận thức rõ những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống, cho đến cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.

Cách thứ hai là viễn tượng đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Sách Thánh. Đức Thánh Cha giải thích rằng trong Cựu Ước, các tác giả Thánh vịnh đối diện với bệnh tật bằng cách không ngừng hướng về Thiên Chúa, phó thác cho Người, xin Người chữa lành và hoán cải trở về với Người. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã mặc khải tình yêu thương xót của Chúa Cha, đặc biệt qua việc Người chữa lành bệnh tật hoặc xua trừ ma quỷ. Lòng thương xót của Chúa Giêsu và những hoạt động chữa lành của Người là dấu chỉ Thiên Chúa viếng thăm dân Người.

Kinh Thánh không xem đau khổ là số phận

Từ những suy tư này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Kinh Thánh không đưa ra một câu trả lời tầm thường và không tưởng cho câu hỏi về bệnh tật và cái chết, cũng không đưa ra một câu trả lời mang tính định mệnh, vốn biện minh cho mọi thứ bằng cách quy nó cho sự phán xét khó hiểu của thần thánh, hoặc tệ hơn, cho một định mệnh không thể thay đổi mà con người chỉ có thể cúi đầu chấp nhận mà không hiểu được. Đúng hơn, con người của Kinh Thánh cảm thấy được mời gọi đối diện với tình trạng đau đớn phổ quát như một nơi gặp gỡ với sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, người Cha nhân lành, Đấng với lòng thương xót vô biên chữa lành, hồi sinh và cứu rỗi các thụ tạo bị thương tích của mình.”

Liên đới cách nhân văn và theo tinh thần Kitô giáo

Đức Thánh Cha nói rằng trong Chúa Kitô đau khổ được biến đổi thành tình yêu. Do đó, kinh nghiệm đau khổ dạy chúng ta sống tình liên đới nhân văn và Kitô giáo, theo phong cách của Thiên Chúa là gần gũi, thương xót và dịu dàng. (CSR_1564_2023)

Hồng Thủy – Vatican News

Giáo hội Ba Lan cử hành Lễ và Tuần Lòng Chúa Thương Xót

Giáo hội Ba Lan cử hành Lễ và Tuần Lòng Chúa Thương Xót lần thứ 79, bắt đầu từ ngày 16/4, được cụ thể trong các hoạt động bác ái. Trong dịp này, Đức cha Wiesław Szlachetka, Giám mục phụ tá của Gdansk, và Chủ tịch Uỷ ban Bác ái đã gửi sứ điệp với tựa đề “Vì chúng ta đã lãnh nhận lòng thương xót, chúng ta hãy trở thành những người có lòng thương xót”.

Công bố đề tài Ngày Thế giới các Ông Bà

 

Hôm 13 tháng Tư vừa qua, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã công bố đề tài Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên, sẽ được cử hành vào ngày 23 tháng Bảy tới đây, với thánh lễ do Đức Thánh cha Phanxicô cử hành tại Quảng trường thánh Phêrô. Đây là lần thứ ba ngài cử hành thánh lễ như vậy.