Nhìn bên ngoài, chuỗi Mân côi có vẻ rất bình thường với những lời kinh được lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Thế nhưng, Louis Pasteur – một trong những nhà khoa học vĩ đại đã cho ta thấy một cái nhìn hoàn toàn khác về chuỗi Mân Côi mà Mẹ Ma-ri-a đã trao tặng cho con cái mình. Lời kinh ấy chính là cuốn Phúc Âm rút gọn về cuộc đời Con của Mẹ và qua lời kinh ấy Mẹ muốn chúng ta hãy biết đến với Mẹ cách đơn sơ, khiêm tốn để cùng với Mẹ, ta có thể đến với Chúa cách dễ dàng hơn.
“Thiên Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Người đại lượng và chan chứa tình thương, Người không nỡ với ta như ta đáng tội và không trả cho ta theo lỗi của ta”, cho nên, Thiên Chúa đã ban cho con người một Đấng Cứu Thế. Hơn hai ngàn năm xa trước đó, Đấng Cứu Thế đã “trở nên người phàm và cư ngụ giữa (con người)”. Ngài chính là Giê-su người Na-da-rét.
Trên thực tế, theo ý Đức Thánh Cha Phanxicô, khóa họp lần này nhằm thay đổi một não trạng, ngõ hầu khám phá rằng bản chất của Giáo hội là synodalitas, nghĩa là có sự tham gia của tất cả các phần tử, chứ không phải chỉ tùy thuộc vào sự điều hành của các cấp lãnh đạo. Sự khó khăn của việc thay đổi não trạng nằm ở chỗ làm thế nào gây được ý thức về sự cần thiết phải lắng nghe nhau, bàn thảo với nhau. Đây là một điều cực kỳ khó khăn, bởi vì đã bị lãng quên từ nhiều thế kỷ rồi, trong đời sống Giáo hội, cũng như trong đời sống các Dòng tu.
Các môn đệ nhìn thấy vinh quang của Chúa và nhân chứng là hai ông Môsê và Êlia. Giờ đây các ông mạnh dạn xuống núi và cuốc bộ lên Giêrusalem. Trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 9, 51 – 56), chúng ta thấy họ đang trên đường đi. Họ gặp phải sự chống đối của những người Samari vì họ đang đi lên Giêrusalem. Phản ứng tức thời của các môn đệ là xin lửa từ trời xuống tiêu diệt những người này. Cũng phải thôi, họ vừa nhìn thấy ông Êlia và đây là điều ông ấy đã làm với các ngôn sứ của Baal! Nhưng Chúa quở trách họ. Họ vẫn chưa hiểu được cuộc hành trình mà Chúa đang dẫn dắt họ đi.
Sẽ chẳng có cuộc đối thoại hiệu quả giữa chúng ta, nếu chúng ta không nhận ra rằng mỗi người nói với thẩm quyền. Tất cả chúng ta đều được chịu phép rửa trong Chúa Kitô là tư tế, ngôn sứ và vương đế. Ủy ban Thần học Quốc tế, trong tài liệu Về Cảm thức đức tin, trích thư Gioan: “Phần anh em, anh em nhận được dầu, do tự Đấng Thánh, và tất cả anh em đều được ơn hiểu biết…Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy dỗ nữa vì dầu của Người dạy dỗ anh em mọi sự.” (1Ga 2, 20.27).
Chúng ta được mời gọi bước đi trên con đường đồng nghị trong tình bằng hữu. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu. Tình bằng hữu với Thiên Chúa và với nhau, bắt nguồn từ niềm vui được ở bên nhau nhưng cần phải có “lời nói”. Tại Xêdarê Philípphê cuộc đối thoại bị phá vỡ. Đức Giêsu đã gọi Phêrô là “Xatan”, kẻ cản đường. Trên ngọn núi cao, Phêrô vẫn không biết phải nói gì nhưng các môn đệ bắt đầu lắng nghe Đức Giêsu và cuộc trò chuyện lại bắt đầu trong cuộc hành trình lên Giêrusalem.
Trong đêm trước khi chịu chết, Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha: ‘xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta’ (Ga 17,11). Nhưng ngay từ đầu, trong hầu hết các bản văn Tân Ước, chúng ta thấy các môn đệ đã chia rẽ nhau, tranh cãi, loại trừ nhau. Chúng ta quy tụ nơi Thượng Hội đồng này bởi vì chúng ta cũng bị chia rẽ, rồi chúng ta hy vọng và cầu nguyện cho sự hợp nhất tâm trí. Điều này sẽ là lời chứng quý giá của chúng ta trong một thế giới bị chia cắt bởi xung đột và bất bình đẳng. Thân mình Đức Kitô phải thể hiện sự bình an mà Đức Giêsu đã hứa và thế giới khao khát.
Khi đến với Thượng Hội Đồng lần này, chúng ta mang đến những hy vọng trái ngược nhau. Nhưng đây không hẳn là trở ngại không thể vượt qua. Chúng ta được hợp nhất trong niềm hy vọng Thánh Thể, một niềm hy vọng bao trùm và siêu vượt lên trên mọi hy vọng mà chúng ta hướng tới. Tuy nhiên vẫn còn một nguồn khác gây căng thẳng, đó chính là các lối hiểu của chúng ta vốn đôi khi gây xung đột về Giáo Hội xét như một mái nhà.