Tìm ra giá trị của khổ đau

Một trong những thắc mắc rất khó trả lời của đời sống Kitô hữu và cả những ai chọn sống đời tu trì là, “Tại sao ai cũng nỗ lực học sống yêu thương mà lại cứ xoay vần bởi đau khổ?” Tôi cũng suy nghĩ nhiều về câu hỏi này cho đời sống cá nhân, gia đình và tu trì. Nhiều cuộc gặp gỡ riêng hay nhóm bạn trẻ, tôi thường nhận thấy câu chuyện chia sẻ xoay quanh khó khăn, thử thách và đau khổ nhiều hơn là niềm vui, bình an và hạnh phúc. Chúng ta thừa nhận rằng đời sống riêng hay chung, còn đó những bất toàn, ít nhiều đau khổ; mỗi người còn đó những điểm tối, chỗ xần xùi, và cả gai góc thỉnh thoảng đâm nhau chảy máu, hoặc né nhau trong nhà, tránh nhau ngoài ngõ và không thích đụng nhau trên đường hiệp hành.

Cây chanh của đời người

Một nông dân ở Florida, nước Mỹ, dùng một số tiền lớn để mua một nông trại. Đột nhiên ông phát hiện ra mình đã bị lừa, bởi vì ở đây không trồng được cây ăn trái cũng như không thể nuôi heo. Vùng này chỉ có những cây gỗ nhỏ và loài rắn đuôi chuông sinh sống.

Mạng xã hội: Hy vọng và lo âu

Thế giới đang thay đổi và đầy biến động. Nhất là trong thời đại kĩ nghệ, khi mà những thành tựu khoa học và công nghệ đang từng ngày làm biến đổi bộ mặt thế giới và đáp ứng ngày càng nhiều hơn những nhu cầu của con người. Những tiến bộ về mọi mặt, cùng những phát minh, sáng kiến hay những khám phá mới là điều không thể phủ nhận khả năng của con người đang giúp thế giới thay da đổi thịt mỗi ngày, dù có thể chỉ với một vẻ ngoài đầy lung linh hào nhoáng.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa hay chỉ là gặp gỡ chính mình?

Chúng ta chỉ có thể  có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong lòng thế giới chúng ta đang sống. Thần học nói rằng, chúng ta chỉ gặp Người trong nội tại, chứ không bao giờ trong tính siêu việt tuyệt đối của Người. Vì thế, khi chúng ta trải qua một kinh nghiệm về Thiên Chúa, thì kinh nghiệm đó luôn bao gồm sự trộn lẫn giữa những hình ảnh, những khát vọng, những ước mơ, những ham muốn, những biểu thị của chúng ta về Thiên Chúa và thực tại siêu việt của Người. Chúng ta có thể tự hỏi cái mà chúng ta gọi là kinh nghiệm về Thiên Chúa đơn giản không phải là những gì của riêng chúng ta được phản chiếu lên Người sao. Tuy nhiên, vẫn có một kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa, trong đó, chính Người nói với chúng ta, trong đó, sự hiện diện của Người hiển nhiên đối với chúng ta, trong đó, tự đáy sâu tâm hồn, chúng ta biết rằng, chúng ta gặp gỡ chính Thiên Chúa.

Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca

Cả thánh Mátthêu lẫn thánh Máccô rất hiếm khi sử dụng tước hiệu “Chúa” (Κύριος, Lord) cho Đức Giêsu trong sách Tin Mừng của các ngài. Thánh Gioan thì chỉ dùng tước hiệu “Chúa” cho Đức Giêsu, sau khi Người đã phục sinh (x. Ga 20,2-18; 21,7.12). Thật ra, trước đó, thánh Gioan đã sử dụng tước hiệu này hai lần, nhưng cũng với dụng ý: hướng về biến cố phục sinh (x. Ga 6,23 và Ga 11,2).

Gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe và loan báo trong tiến trình hiệp hành

Trong câu chuyện về sứ vụ truyền giáo của Đức Giê-su tại Sa-ma-ri, “giếng của ông Gia-cóp” nơi Đức Giê-su dừng chân tạm nghỉ hình thành nên điểm quy tụ của những cuộc gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe và loan báo của Đức Giê-su. Giếng này định vị câu chuyện xảy ra tại “một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha” (4, 5), miền đất ngoại giáo và lạc giáo. Qua việc xác định khoảng cách giữa giếng Gia-cóp và thị trấn Xy-kha, người đọc sẽ tham dự vào các chuyển động luân phiên đi và đến của các nhân vật: giếng Gia-cóp nơi Đức Giê-su đang ngồi tạm nghỉ và mở ra những cuộc gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe và loan báo, trước hết với người phụ nữ Sa-ma-ri từ thị trấn Xy-kha đến giếng múc nước (4, 7-26); tiếp đó với các môn đệ sau khi từ thị trấn Xy-kha mua thức ăn trở về với Thầy mình bên bờ giếng (4, 27-38); và sau cùng với dân chúng Sa-ma-ri rời thị trấn Xy-kha đến bên giếng để gặp gỡ Đức Giê-su (4, 30), chi tiết này loan báo cuộc đối thoại, lắng nghe và loan báo của Đức Giê-su với dân Sa-ma-ri (4, 39-42).