Nếu một mai tôi đi qua đời …

Bệnh viện đông đúc và ồn ào. Bước vào phòng khám, tôi được bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của mình ngày càng xấu. Hai tháng là thời gian tối đa tôi còn có thể hiện hữu trên cõi đời… Rời bệnh viện, tôi cảm nhận dòng cảm xúc đang dâng trào và quan sát mọi sự xung quanh để cố gắng nắm lấy, ôm chặt và gìn giữ tất cả vào tâm khảm. Dòng người tất bật, hối hả trên đường. Con đường xanh bóng cây chất chứa kỉ niệm. Những gương mặt của người thân yêu sống cùng tôi. Buổi tối muộn, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, trong không gian tĩnh lặng với ngọn đèn chầu le lói sáng, tôi “lẻn” vào nhà nguyện và quỳ trước Nhà tạm. Tôi thưa với Chúa về cuộc đời và những ngày sống còn lại…

Mừng kính Thánh Albertô Cả

Thánh Albertô được sinh ra ở Đức vào đầu thế kỷ XIII. Khi còn trẻ, ngài đã đến Italia, rồi đi Pađua, là nơi có một trong những trường đại học nổi tiếng nhất của thời Trung cổ. Ngài đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu bộ môn “nghệ thuật tự do” (artes liberales): Văn phạm, Hùng biện, Phép biện chứng, Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc, nói chung là các môn học văn hoá, điều đó cho thấy ngay từ sớm, Albertô đã rất quan tâm đến các ngành khoa học tự nhiên và nó trở thành lĩnh vực ngài yêu thích nhất. Trong suốt thời gian ở Pađua, ngài đã đến tham gia sinh hoạt ở Nhà thờ của các anh em Đa Minh, sau đó chính thức gia nhập dòng qua lời khấn tu trì.

Sự khác biệt giữa Thiên thần và Tổng lãnh thiên thần

Các thiên thần là những thụ tạo linh thiêng hấp dẫn, quyến rũ trí tưởng tượng của cả những Kitô hữu lẫn những người ngoài Kitô giáo. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn các thuật ngữ về các thiên thần, nhất là hai thuật ngữ phổ biến “thiên thần” và “tổng lãnh thiên thần

Thảo kính cha mẹ: Nét đẹp văn hóa và đức tin Kitô giáo

Trong văn hóa Việt Nam, gia đình luôn có vị trí trung tâm trong lòng mỗi người, trong đó “Đạo hiếu” hay “Thảo kính cha mẹ” là một trong những đức tính cao quý và nền tảng của cuộc sống.  Đây là nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Do đó, Ca dao tục ngữ Việt Nam đã lặp đi lặp lại về nhiều lần về nét đẹp truyền thống này để khắc sâu trong tâm trí mỗi con người về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Đạo lý này không chỉ là những tình cảm tự nhiên của con người, nhưng là sự hướng dẫn của lý trí, đạo đức và đức tin Kitô giáo.

Giới trẻ trước căn bệnh “vô cảm”

Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại. Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến “bệnh vô cảm”.

Tại sao chúng ta thường hay bỏ cuộc?

Trì hoãn, quyết tâm, rồi bỏ cuộc… là điều rất thường thấy trong cuộc sống chúng ta. Thói quen thích dễ dãi, vuốt ve, và nuông chiều chính mình, thường khiến chúng ta lười lĩnh, mất nhuệ khí chiến đấu. Bao nhiêu lần xét mình xưng tội, bao nhiêu khóa tĩnh tâm đến, rồi lại đi, và chúng ta vẫn cứ thế, chưa nhích được bước nào trong đời sống thiêng liêng. Trong “Cải Tội Bảy Mối Có Bảy Đức”, có một mối: Siêng năng việc Đức Chúa Trời, chớ lười biếng. Thói lười biếng được các nhà tu đức gọi là “Acedia”, hay “Con Quỷ Ban Trưa” (Noonday Devil). Tên gọi này xuất phát từ Tv 90,6: ôn thần sát hại lúc ban trưa.