Khiêm nhường – từ ngữ dường như quá quen thuộc nhưng cũng không dễ sống. Đôi khi sự khiêm nhường lại là lá bùa che chở và làm bệ đỡ cho sự tự cao của con người. Đó là lý do mà chúng ta được nghe câu nói: một lầm khiêm tốn bằng bốn lần tự cao.
Lạy Chúa, xin cho con biết chăm lo cho tâm hồn mình, như thánh Giuse đã chăm lo cho Chúa trong gia đình Nagiarét, để Chúa được lớn lên trong con và để Chúa trở thành ý nghĩa cuộc đời của con.
Vai trò làm cha của thánh Giuse phát xuất là sứ mệnh của Thiên Chúa trao phó. Thánh Giuse hiểu rõ ý nghĩa vai trò của mình. Nhờ vậy, cộng với ý thức trách nhiệm và tình yêu thương tự nhiên của một người cha đối với con cái, thánh Giuse còn ý thức rõ ràng rằng con trẻ Giêsu là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa ban cho mình. Ngài chu toàn trách vụ làm cha trong tâm tình tạ ơn, và chu toàn như một sứ mệnh …
Như vậy việc dâng hiến Đức Giêsu vào đền thờ, các ngài đã thi hành “như thiên hạ thường làm”, mà lại mang lại một ý nghĩa hết sức đặc biệt, sâu xa hơn những cuộc tiến dâng khác nhiều. Các người khác dâng con để tưởng nhớ một biến cố dĩ vãng, còn thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu là để Ngài thi hành điều sẽ thực hiện trong tương lai.
Muốn đón nhận Thiên Chúa và để Ngài chiếm hữu lòng ta, người ta chỉ có thể học hỏi sống theo thái độ của thánh Giuse và Mẹ Maria: nhận ra mầu nhiệm của ơn cứu độ đang ở ngay trong lòng mình và ra sức bảo vệ mầu nhiệm đó bằng tất cả sức lực của đời mình. Thiên Chúa chẳng chịu là một phần của đời mình, dù là một phần lớn đi nữa.
Ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho mọi người, đặc biệt là những người “đang vất vả mang gánh nặng nề” (Mt 11,28). Ơn cứu độ không tách biệt người ta ra khỏi thế gian, không miễn chước cho khỏi những lo âu tính toán. Chúa Giêsu sai các môn đệ vào trần gian nhưng lại không thuộc về trần thế. Cũng vậy, người Kitô hữu phải đảm nhận công việc trong chức bậc của mình.
Cả một đời thánh Giuse là một đời trong lòng tin. Không sống trong lòng tin sao được khi người con trước mặt người, người biết đó là Chúa, là Đấng Cứu Độ nhân loại và cứu độ cả mình nữa, nhưng đồng thời Người cũng lại phải chăm sóc, nuôi dưỡng và đón nhận cả sự vâng phục của người con đó nữa.