Bài 37: Tự Tin Nên Phản Bội

judas-iscariotSự tự tin đến hủy hại mình và tiêu diệt người khác đã được nhồi nhét trong nền giáo dục kỳ cục của chúng ta. Họ dạy từ trẻ em đến người lớn phải cảnh giác với mọi người, kể cả cha mẹ, anh chị em, hay đồng chí của mình. Ai cũng có thể trở thành kẻ thù. Rồi khi quân địch tấn công ta một, ta tiêu diệt lại được gấp 10 thì đó là chiến công phải ăn mừng. Một nền giáo dục không dạy học sinh biết tín nhiệm và tin tưởng người khác.

Bài 36: Ham Tiền Nên Phản Bội

giuda1Lo cho người nghèo, sống với người nghèo chẳng lẽ không tốt ? Tốt chứ, thậm chí đó còn phải là một chọn lựa mãi mãi của người Kitô hữu. Nhưng tác giả Tin Mừng Gioan cho chúng ta thấy rõ hơn sự thật này khi đã viết: “Y nói thế không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (c. 6). Như vậy ở đây có một vấn đề khác…

Bài 35: Chúa Giêsu Là Ai?

jesus36_resizeGiê-su là ai? Người là tôi tớ Thiên Chúa được sai đến để hoàn tất mọi niềm hy vọng cho Is-ra-el. Ngài liên kết với dân Thiên Chúa được tuyển chọn đến độ Ngài mang tên của họ, Is-ra-el (Is,49,3). Ngài được ẩn dấu trong “ống tên” của Chúa Cha (Is 49,2). Và khi đến thời thuận tiện, Ngài tự tỏ mình ra cho Is-ra-el và cống hiến cho họ sự chia sẻ vinh quang của Chúa Cha.

Bài 34: Con Người Đến Để Phục Vụ

jesus35Khi đối diện với tội lỗi con người, Chúa Giê-su không bao giờ chửi rủa. Ngài không bao giờ chịu “yếu hèn” hay “chịu phục” (Is 42,4) bởi đối phương- ngay cả sự thiếu lòng tin của các môn đệ Ngài. Ngài đơn sơ tiếp tục tha thứ và chữa lành. Ngài không giày xéo ước muốn tự do con người. Ngài không cưỡng ép hay mánh khóe vận động bắt chúng ta chấp nhận Ngài. Thay vào đó, Ngài dành cuộc đời Ngài rao giảng và chữa lành, dạy dỗ và tha thứ, cho tới thời gian cuối cùng của cuộc đời Ngài hy sinh trên thập tự.

Bài 33: Thân Xác Chúng Ta Sẽ Phục Sinh

jesus34Thân xác nằm bất động tại ngôi mộ là của chúng ta. Thân xác được sống lại vào ngày thứ ba là của chúng ta. Thân xác được lên ngự bên hữu Ðức Chúa Cha là của chúng ta. Nếu chúng đi theo đường lối của huấn lệnh Ngài, và không xấu hổ nhận thức với một thân xác tầm thường, Ngài đã trả giá để cứu độ chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại để chia sẻ vinh quang của Ngài. Lời hứa đã được ứng nghiệm: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời”(Mt 10,32)…

Bài 32: Người Tôi Trung Đau Khổ

jesus33Khi bạn nhìn lên một cây thập giá, bạn thấy gì? Tột điểm của chương trình Thiên Chúa hứa, được hoàn thành cách đây đã lâu phải không? Công việc của Chúa Cha yêu thương là Ðấng đã hành động trong thời gian rất dài để mang bạn trở về với Ngài không? Hay chỉ là một người đàn ông tốt lành chết yểu? Qua cây thập tự, cả thế giới đã được cứu rỗi. Mỗi con người nam và nữ được mời gọi để cảm nhận tình liên kết thân mật với Thiên Chúa. Chúa ta hãy hướng nhìn lên thập giá mỗi ngày trong tuần này và xin Chúa Thánh Linh mở rộng tầm mắt chúng ta…

Bài 32: Người Dothái – Người Anh Trưởng

jesus32Thánh Gioan thường diễn tả kẻ thù của Chúa Giê-su là người “Do Thái”. Dĩ nhiên, phần lớn những nhân vật trong các sách Phúc Âm­ là người Do Thái- Chúa Giê-su, mẹ Ngài, các môn đệ của Ngài, nhiều người chấp nhận Ngài, nhiều kẻ khước từ Ngài. Nhưng Thánh Gioan thường dùng thuật ngữ “Người Do Thái” để chỉ cách đặc biệt tới các vị thượng tế là người chống đối Chúa Giê-su. Rất tiếc, những câu của Thánh Gioan về sự đối nghịch hung tợn của “người Do Thái” đối với Chúa Giê-su, đôi khi được coi là một trình bày tiêu cực đối với tất cả người Do Thái. Qua bao nhiêu thế kỷ, hình ảnh bị xuyên tạc đã được dùng để bào chữa cho phong trào bài Do Thái- đôi khi đưa hậu quả nghiêm trọng…

Bài 31: Chúa Giêsu là Thiên Chúa

jesus30Khi Chúa Giê-su nói:” trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !” (Ga 8,58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. “Tôi hằng hữu” là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41,4; 43,10; và 45,18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng “Tôi hằng hữu”, Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa…