Dù Bài Đọc lễ Chúa Kitô Vua các năm A, B, C khác nhau, nhưng chắc chắn có nhiều điều chung để suy niệm. Bởi vì Vua Giêsu mãi mãi vẫn là vị Vua hiền từ, yêu thương, khoan dung… Và chúng ta, những công dân Nước Trời, được kêu mời dõi theo mẫu gương của Ngài.
Có một vị Vua đã lên ngôi vương. Ngài không dùng bạo lực. Không dùng mánh khóe thủ đoạn… Không dùng gươm đao… Không dùng quân đội “đảo chánh”… Ngài đã lên ngôi vương bằng chính “tình yêu thương”. Một thứ tình yêu dám “hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu”. Vị Vua đó chính là Đức Giêsu Kitô.
Qua việc đón nhận cây thập giá, Đức Giêsu đã bước vào sự liên đới với những thành phần thấp kém nhất trong xã hội thời đó. Ai có thể hèn kém hơn một tội nhân bị kết án tử trên thập giá? Đức Giêsu bị đóng đinh là một dấu hiệu qua đó Người trao ban chính mình cho mọi người, đặc biệt là những thành phần bị coi là thấp kém nhất…
Đức Giêsu nói : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ?
Chúng ta đã nghe lời Chúa phán và đặt niềm tin vào Ngài chưa !? Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là những tấm gương mẫu mực cho mỗi chúng ta. Chính niềm tin vào Danh Chúa, các Ngài đã vượt qua sợ hãi trước bạo quyền, bạo lực. Chính sự kiên trì vào lòng cậy trông, các Ngài là “từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu”
Lời hứa từ sách Malachi đã nên hoàn trọn nơi Đức Giêsu, Đấng là “…ánh sáng công chính mang theo tia sáng chữa lành bệnh”. Người đã dãi sáng trên chúng ta, những con người đổ vỡ, và Người vẫn luôn là ánh sáng soi cho chúng ta trong một thế giới đen tối này.
Về vấn đề kẻ chết chỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, của tổ phụ I-xa-ác, của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”
“Ðiều gì xảy ra sau khi tôi chết?” Mỗi thời đại; tùy theo niềm tin của mình; con người đã có những câu trả lời khác nhau cho nan đề nêu trên. Một nhà thơ Việt Nam; khi nghĩ tới cái chết đã nghẹn ngào thốt lên rằng : “Hãy nói về cuộc đời; Khi tôi không còn nữa… Sẽ lấy được những gì ! Về bên kia thế giới….” (Thơ Du Tử Lê).