Thiên Chúa vẫn luôn ẩn mình và thắp lên những ngọn đèn như vậy; để ánh sáng của hy vọng, của tình yêu thương luôn soi dẫn và chăm sóc em. Ngọn đèn lớn nhất chính là Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).
Việc Chúa Giêsu nài ép Gioan làm phép rửa cho mình khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Ngài là Đấng “vô tội” tại sao lại xin chịu phép rửa sám hối như một tội nhân? Ngài làm như vậy là vì ngay từ đầu đời sống công khai, Ngài đã thực hiện trọn vẹn ý Cha, như người “Tôi Tớ vâng phục” mà các tiên tri đã loan báo. Ngài sẵn sàng vâng phục chấp nhận cái chết trên thập giá. Phép Rửa bằng máu này dẫn tới và thánh hiến phép rửa bằng nước.
Chúa Hiển Linh nghĩa là Thiên Chúa như ánh sáng rực rỡ tựa bình minh tỏ ra cho mọi dân mọi nước như ngôn sứ Isaia đã loan báo bằng hình ảnh: Dân ngồi trong tăm tối sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lòa” (Is 9,2). Qua đó, ngài công bố chiều kích phổ quát của ơn cứu độ.
Kinh Thánh Tân Ước thường dùng hai chữ hiển linh để nói tới việc Thiên Chúa bày tỏ ra cho nhân loại qua Đức Giê-su. Cử hành lễ Hiển Linh, Giáo Hội muốn nói đến việc Thiên Chúa đã tỏ mình ra, qua Hài Nhi Giê-su, cho dân ngoại. Và, đại diện cho dân ngoại là các nhà chiêm tinh, mà chúng ta quen gọi là “Ba Vua”. Câu chuyện nói về các nhà chiêm tinh đã được ghi lại trong Tin Mừng thánh Mát-thêu với tiêu đề : “Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giê-su Hài Nhi” (Mt 2, 1-12)
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu. 1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, 2 và hỏi : “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên[…]
Mối liên hệ giữa con người và công nghệ kỹ thuật số là trọng tâm sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 57. Đây không phải là vấn đề quay lưng lại với những tiến bộ được cung cấp bởi trí tuệ nhân tạo, nhưng là không đánh mất khả năng phân định của chúng ta.
Gioan Tẩy giả là một người luôn hoàn thành trọn vẹn vai trò, sứ mệnh tiền hô dọn đường cho Đấng Cứu Thế : dù được dân chúng tôn sùng, ngưỡng mộ nhưng ông vẫn khiêm tốn nhận mình chỉ là vai phụ, nếu so với nhân vật chính “là Đấng đến sau” thì ông thua kém nhiều lắm, đến nỗi “không đáng cởi dây giầy cho Người”; rằng phép rửa của ông chỉ bằng nước sông Giô đan, không thể so sánh với phép rửa trong Thánh Thần của Đấng Cứu Thế; rằng “Người phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại”.
Đức Hồng Y Filoni, Thủ lãnh Hội Hiệp sĩ Thánh Mộ Giêrusalem, viếng thăm Thánh Địa từ ngày 28/12/2023 đến 03/01/2024. Trong Thánh lễ ngày 01/01/2024, ngài mời gọi mọi người tìm kiếm con đường chung sống tôn trọng những người đang sống trên mảnh đất này, nơi khởi nguồn Mặc khải của Thiên Chúa dành cho người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo.