Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm. Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ. Chổi to bà quét sân to, ấy còn chổi nhỏ bà để cho bé chăm lo quét nhà – ngày còn bé, ngoại tôi thường ngân nga như thế cho tôi nghe mỗi khi hai bà cháu cùng ngồi bện chổi…
Ba tôi làm nghề thợ gò. Lúc trước nhà tôi ở bên Phước Tĩnh, sau chuyển về Phước Hải (Vũng Tàu) cho gần ông bà nội. Được dăm năm, nhà tôi dọn ra ở riêng…
Rồi từ bao giờ, con bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Con mê game, học đòi thuốc lá, lô đề. 15 tuổi, con cả gan trộm tiền của mẹ để tiêu xài. Mẹ phát hiện, cho con một trận đòn nhừ tử. Những vết lằn trên cơ thể, những lời mẹ mắng làm con thấy bị… xúc phạm. Con không những không biết hối hận mà còn giận dữ bỏ đi.
Đã có lúc con nghĩ mẹ rất khó ! Mẹ uốn nắn con thuở tấm bé: từ vòng tay lễ phép chào hỏi mỗi khi gặp người lớn cho đến cách đi đứng, nói chuyện, ăn uống… Đôi khi con thấy mình… mất tự do!
Nhà mình nấu rượu gạo, năm ngày có hai phiên chợ, mẹ cắp nắp nào chai lọ, nào phễu và mấy can rượu lên ngồi bán trên chợ. Thường mẹ hay cho con đi chợ cùng vì ngày đó con còn nhỏ. Hai mẹ con ngồi xoay quanh nào là rượu, nào là phễu và “đồ nghề” của cô bán rượu.
Tôi bắt đầu nhìn lại bản thân từ khi có người hỏi tôi: “Nếu sau này con tôi giống tôi, tôi có hài lòng không?”. Thật sững sờ khi câu trả lời là không.
Người miền Trung vốn quen với những ngày hè nắng cháy da cháy thịt, những ngày mưa thối đất thối cát. Tôi cũng trải qua tuổi thơ của mình trong chuỗi ngày đếm cho hết mùa nắng, chờ đợi mùa mưa.
Tuổi thơ tôi lớn lên trong ngôi nhà ba gian rộng rãi, thoáng mát ấy. Biết bao kỷ niệm ngọt ngào trong những tháng ngày bình yên bên bố với đủ trò đùa nghịch, quậy phá của riêng tôi.