Hằng năm trước ngày lễ các thánh nam nữ ít ngày, nơi các nghĩa trang của các giáo xứ miền quê, người ta tấp nập như đi trảy hội, với một công việc dọn dẹp, sơn phết lại những ngôi mộ của người thân, chuẩn bị nhang đèn cho sáng ngày 2/11 ngày lễ cầu cho các linh hồn, sau khi tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ gia đình tề tựu nơi nghĩa trang, cùng đọc kinh cầu nguyện cho người thân và cho tất cả những người đã yên nghỉ.
Trong mỗi Thánh lễ có nghi thức hôn phối, chúng ta lại được nghe đôi tân hôn long trọng thề hứa với nhau trước mặt vị đại diện Giáo hội và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa: “Anh/em nhận em/anh làm vợ/chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian lao, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em”.
Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère.
Con yêu mẹ rất nhiều nhưng tại sao con cũng không hiểu con hay làm mẹ buồn đến thế. Khi mẹ khóc, mẹ biết không, con muốn ôm trầm lấy mẹ mà nói lời xin lỗi, nhưng con lại không đủ can đảm, con ngoảnh mặt ra đi với nước mắt nuốt vào trong tim. Tim con đau đớn cất lên nghẹn ngào “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm”.
Sau này con lớn, ai hỏi con sao gầy nhom vậy, con hồn nhiên bảo: tại con thiếu hơi mẹ. Nhà nghèo không có gì tẩm bổ cho con, ba lội ruộng mò từng con cua, bắt từng con nhái… Mâm cơm có gì ngon ba cũng nhường hết cho con. Con vin vào cớ “thiếu hơi mẹ” mà nhõng nhẽo với ba.
Lịch sử của các nền văn hóa cho ta một quan niệm chung, hôn nhân là sự kết hợp chặt chẽ và chung thủy giữa một người nam và người nữ. Mặc dầu ở một vài nền văn hóa, thí dụ, do ảnh hưởng của xã hội trước đây, người Trung Hoa và Việt Nam có tục lệ đa thê. Một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ.
Thêm một lần nữa, bằng một đoạn clip ghi âm, ghi hình – những hình ảnh “không đẹp” của một cô giáo trong tiết dạy đã được học sinh của mình tung lên mạng. Nếu là phụ huynh hoặc thậm chí là người bình thường, khi xem đoạn clip đó, tất nhiên dư luận phải quan ngại, phải đặt suy nghĩ và nhiều câu hỏi về đạo đức nhà giáo của cô giáo vốn còn rất trẻ đó.
Là người Việt Nam, không mấy ai không biết một số câu ca nói về tình mẫu tử, về lòng mẹ bao la: “Đêm nằm nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”, “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”…