Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Ba tuần III

 

Mùa Chay với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đừng đặt giới hạn cho sự tha thứ

 

Xin nhận chúng con với tấm lòng khiêm cung thống hối. Đn 3:25, 34-43.
Lạy Chúa, xin nhớ đến lòng thương xót của Ngài. Tv 24.
“Tôi bảo anh, không phải là bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy.”Mt 18: 21-35.

 

Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Ba tuần IIIÔng Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu anh em xúc phạm đến con, con phải tha cho họ mấy lần, có phải bảy lần không?” Chúa Giêsu bảo ông: “Thầy không bảo anh là bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy.” (Mt 18:21-22).

“Bảy mươi lần bảy”: Với những lời này, Chúa muốn nói rõ cho Phêrô và cho chúng ta rằng chúng ta không nên đặt giới hạn cho sự tha thứ người khác. Như Chúa luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng phải luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho người khác. Nhu cầu tha thứ và hòa giải trong thế giới chúng ta lớn lao chừng nào; kể cả trong cộng đoàn, trong gia đình, và trong chính tâm hồn chúng ta! Chính vì thế bí tích đặc biệt của Giáo hội nhằm sự tha thứ, bí tích Hòa giải, là một hồng ân quí giá của Thiên Chúa.

[youtube]2Sz3Dj3im2g[/youtube]

Trong bí tích Hòa giải, Thiên Chúa trải dài sự tha thứ đến cho chúng ta một cách rất riêng tư. Qua tác vụ của linh mục, chúng ta đến với Đấng Cứu Tinh đáng mến của chúng ta với gánh nặng tội lỗi. Chúng ta thú nhận rằng chúng ta đã phạm tội đối với Chúa và đối với tha nhân. Chúng ta bày tỏ sự buồn sầu và xin Chúa tha thứ. Khi ấy, qua linh mục, chúng ta nghe Chúa Kitô nói với chúng ta: “Tội lỗi con đã được tha thứ.” (Mc 2,5). “Hãy đi và đừng phạm tội nữa.” (Ga 8,11). Chúng ta lại không thể nghe Người nói với chúng ta khi chúng ta đã được đổ đầy ân sủng cứu chuộc của Người sao: “Hãy kéo dài cũng sự tha thứ và lòng thương xót này đến tha nhân bảy mươi lần bảy”?

Đây là công việc của Giáo hội trong mọi thời đại – đó là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta, là “tuyên xưng và công bố lòng thương xót của Thiên Chúa trong tất cả sự thật” (Thiên Chúa giàu lòng thương xót, 13), là trải dài đến mọi người mà chúng ta gặp mỗi ngày cũng một sự tha thứ vô giới hạn mà chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô. Chúng ta cũng thực hành lòng thương xót khi chúng ta chịu đựng người khác một cách bác ái, hoàn toàn vô vị lợi, hiền từ và kiên nhẫn.(Ep 4,2). Và lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được bày tỏ qua sự phục vụ quảng đại và không mệt mỏi, chẳng hạn như trong việc chăm sóc cho người đau ốm hoặc thực hiện việc nghiên cứu y học với sự cống hiến bền bỉ… Chúng ta hãy ngợi khen Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Và, khi bắt chước tình yêu lớn lao của Người, chúng ta hãy tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng ta bất cứ cách nào. Kinh Truyền tin 16-09-1984.

Chắc chắn đây là một trong những lệnh truyền khó nhất và triệt để nhất của Tin mừng. Thế nhưng, chúng ta có thể tránh được biết bao đau khổ và phiền muộn, thất bại, hủy diệt và bạo lực, nếu chúng ta thực hành câu trả lời của Chúa cho ông Phêrô trong tất cả mọi tương quan nhân loại của chúng ta.

Đặc biệt, tình yêu thương xót tuyệt đối cần thiết cho những ai gần cận người khác; vợ chồng, cha mẹ và con cái, bạn bè (x. Thiên Chúa giàu lòng thương xót, 14). Khi gia đình gặp phải áp lực lớn lao, khi số lớn những cuộc ly dị và những gia đình tan vỡ đang là một sự kiện đau buồn của cuộc sống, chúng ta phải tự hỏi những mối tương quan nhân loại có – như chúng phải – dựa trên lòng thương xót và tha thứ mà Thiên Chúa đã mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô hay không. Chúng ta phải kiểm điểm tâm hồn mình để xem chúng ta sẵn sàng tha thứ và đón nhận sự tha thứ ở đời này cũng như đời sau thế nào.

Bài giảng, New Orleans, 12-09-1987

+ Đức cố GH. Gioan Phaolô II
Giuse Nguyễn Văn Chữ, OP. chuyển ngữ

 

Để lại một bình luận