Lên non cao gặp Mẹ Măng Đen

 

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng ĐenNhằm sống thinh thần Mùa Chay như Giáo hội dạy: ăn chay, cầu nguyện, làm việc bác ái, ban Bác ái – Truyền giáo giáo xứ Thánh Đa Minh – Ba Chuông đã tổ chức một chuyến công tác bác ái đến Tây Nguyên Gia Lai, Kontum và hành hương Đức Mẹ Măngđen từ ngày 10 đến 12 tháng 3 năm 2017.

Khởi  hành từ giáo xứ Đaminh lúc 4g45 sáng, đoàn gồm 25 người thuộc các hội Legio Mariae, Hiền Mẫu, Lòng Chúa Thương Xót, Huynh Đòan, Nhóm Mân Côi và 2 tín đồ Phật giáo thuần thành cùng đồng hành; đặc biệt có hai cụ bà 82 và 83 tuổi. Khi nắng mai chưa tỏ và màn đêm còn nán lại những khỏanh khắc cuối cùng, đòan thành tâm dâng lên Chúa những lời chúc tụng ngợi khen và nguyện xin Mẹ Maria bảo trợ chuyến đi. Trong tâm tình vui tươi, phó thác, sẵn sàng chấp nhận khó khăn, đòan rời thành phố Sài Gòn, đi qua các tỉnh Bình Dương, Binh Phước, Đaknông, Đăk lăk,  Gialai, Kontum trải chiều dài đến 650 km.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Đòan đến Nhà thờ Pleikly lúc 16 giờ. Hơn 100  người bạn bệnh phong đã đợi sẵn, các anh chị thiện nguyện trao cho họ gạo, dầu ăn, nước tương và bánh kẹo cho thiếu nhi. Người nhận rất vui và người trao càng vui hơn, trao quà trao cả tinh thương vì nhìn thấy Đức Giêsu nơi những khuôn mặt nhăn nhúm, những ngón tay trơ cùi, dáng đi cà nhắc… Khởi đầu, vào năm 1969, Đức Cha Paul Seitz dẫn 4 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến nơi đây hoang vu, chưa có cơ sở nào, trong tình trạng chiến tranh khó khăn trăm bề, và giao sứ mạng loan báo Tin Mừng cho người dân tộc. “Người gieo trong đau thương sẽ về trong vui cười …”.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Giáo xứ Pleikly hiện nay có trên 5.000 nhân danh trong đó khỏang 4.000 người Jrai với ngôi Nhà thờ  nét kiến trúc mang đậm nét nhà người dân tộc miền núi. Rời Pleikly, đòan đến nhà thờ Mỹ Ngọc, cũng thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia lai. Cũng là những người tuy đã hết lở nhưng còn cùi. Nơi đây có cơ sở các nữ tu Dòng Đaminh, công việc phát quà diễn ra rất trật tự. Một tính chất rất dễ mến nơi người dân tộc là rất thật thà, từ chối quà lần thứ hai, dù không ai bảo ai. Nhân chi sơ tính bổn thiện là thế!

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Đến 17giờ, đòan dùng bữa cơm trưa tại nhà các nữ tu, một kỷ lục mới mở về giờ ăn trưa trễ nhưng ngon miệng, vui vẻ  không có tiếng phàn nàn.  Đòan vội vàng trực chỉ Kontum khi màn đêm đã buông xuống mịt mờ cùng với cha Phú, OP, cha xứ Kờrây cách tỉnh lỵ Kontum 50 km, nơi đã đi vào lịch sử với  ca khúc “ Anh ở lại Charlie”.  Xe đến Kontum và đoàn dùng cơm tối lúc 20 giờ, đòan được cha Phan Tự Cường OP đón tiếp  tại giáo xứ Konrờbang. Sau màn chào hỏi, cha dẫn đòan vào  nguyện đường viếng  Chúa Giêsu Thánh Thể. Sau 15  giờ hành trình hành xác, một đêm nghỉ ngơi trong không gian thóang mát, không khí trong lành của núi rừng, thật tuyệt vời.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Sáng ngày thứ 7, đòan tham dự Thánh lễ cùng vời đồng bào dân tộc, thưởng thức thánh ca và cha Mạnh OP, chánh xứ, giảng tiếng dân tộc, nghe như chim hót trong nhà thờ. Thôi, “lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấ sự gì”.

Sau đó, đòan hành trình lên Mẹ Măngđen, đích điểm của chuyến hành hương, đường đi có những khúc đèo ngoằn nghèo nhưng êm xuôi. Lúc 11giơ30, cha Phú dâng Thánh lễ cùng với cộng đòan khỏang 100 tìn hữu. Nơi đây, ngày nào cũng có đông người hành hương. Trong bài chia sẻ, cha  kể cho cộng đòan  chuyện lạ về việc phát hiện và dựng lại tượng Mẹ,  hai tay Mẹ giơ ra ban ơn nhưng thiếu đôi bàn tay, chưa ráp lại được dù đã có nhiều nỗ lực.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Trên non cao, giữa cảnh rừng núi thiên nhiên, dưới cây cao phủ bóng, cộng đòan hiệp dâng một Thánh lễ lòng sốt sắng khác với mọi ngày. Quây quần bên tượng Mẹ, đòan con tâm tình với  Mẹ những vui buồn sướng khổ , bao  nỗi niềm riêng tư chất chứa trong lòng, xin Mẹ thương đoái nhìn đòan con cái Mẹ. Nhìn lên tượng Mẹ, nét mặt Mẹ sao tỏ vẻ buồn buồn, phảng phất lo âu. Phải chăng trái tim Mẹ đang rung động xót thương hòan cảnh ngừoi đồng bào dân tộc lầm than mọi bề? Hai bàn tay còn thiếu của Mẹ, phải chăng Mẹ muốn chính con cái Mẹ trở  thành cái còn thiếu? Hỏi tức là đã có câu trả lời. Và  không thể không cám ơn vị linh mục hơn 50 năm về trước đã dựng tương Mẹ tại chốn đèo heo hút gió nầy. Giữa chốn chiến tranh bom đạn, Mẹ đã đến, dù Mẹ đã bị chôn lấp vùi dập, nhưng Mẹ quyết  không ra đi vì con cái cần Mẹ. Mẹ ở lai để hiện diện và ban ơn lành cho xứ Thượng và những kẻ chạy đến cùng Mẹ chốn này, trong đó có chúng con.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Rời linh địa Mẹ Măngđen, trên đường  trở về , đòan ghé thăm Mái ấm Vinhsơn 4, nơi nuôi duỡng trẻ em người dân tộc, tặng quà và vui chơi với các em. Đến Nhà thờ chính tòa giáo phận Kontum, một công trình bằng gỗ có từ trăm năm trước. Khéo khen khối óc và những bàn tay đã dựng nên một kiến trúc hội nhập văn hóa xứ thượng. Đòan vào thăm Mái ấm Vinhsơn 1, nằm phia sau Nhà thờ, nơi đây các nữ tu chăm sóc các em bé bị bỏ rơi từ  sơ sinh vì hủ tục, bị bỏ rơi, vì mồ côi…

Đòan về thành phố Pleiku, địa danh môt thời đi vào thi ca và âm nhạc:

 “ Phố núi cao phố núi đầy sương,

 Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn,

 Anh khách lạ đi lên đi xuống

May mà có em đời còn dễ thương

 Em Pleiku má đỏ môi hồng

 Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…

Còn một chút gì để nhớ để thương”…

Hình ảnh  hoang sơ thơ mộng như tranh đó chỉ là dĩ vãng, nay đã lột xác thành môt thành phố hiện đại. Đòan đến cơ sở các sơ thánh Phaolô nghỉ đêm. Sau ăn tối, đòan có hơn một giờ giao lưu văn nghệ với các em nội trú. Hòa với tiếng  kèn Tơ-rưng  âm điệu hoang dã rừng núi, các U 60,  U 70, như đã uống hết hũ rượu cần, say sưa uốn éo nhịp nhàng không thua gì dân buôn làng, chỉ thiếu cái khố. Vui thật là vui !

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Sáng Chúa nhật, sau Thánh lễ tại Nhà thờ Đức An và thưởng thức hương vị cà phê Tây Nguyên, đòan từ giã đất cao nguyên. Gần 22giờ, trở về chốn cũ, xe đỗ trước Nhà thờ, kết thúc một chuyến đi như một kỷ niệm khó quên.  Xin cám ơn những nhà tài trợ âm thầm  tay phải làm không cho tay trái biết”, cám ơn nhau vì giúp nhau hòan thành tốt đẹp chuyến công tác bác ái.

Lên  non  cao gặp  Mẹ  Măng Đen

Và  còn một chút  vương vấn  trong tâm tư. Lòng đầy cảm phục các linh mục, tu sĩ ở vùng biên cương truyền giáo như  cha Tự Cuờng , cha Phú, cha Mạnh, các ngài như đang bị bùa mê bởi những người Thượng, tâm trí sức lực của các ngài dành hết cho những người  ở tầng đáy xã hội nầy. Cha Tự Cường say mê dự án dạy nghề cơ khí, cha Phú đang thực hiện kế hoạch làm nhà vệ sinh cho từng gia đình, mỗi cái 250.000đ. Chuyện nhỏ cảm động, ấn tượng. Sau bữa ăn, cha Phú gom phần còn lại đem về cho đội “chống thiu” ở nhà, đi đâu  cũng nghĩ đến đám con cái đáng thương. Nguyện xin Chúa ban muôn phúc lành và Mẹ Maria Măng Đen phù trợ cho đoàn con dưới thế trần.

Gioan Lê

+ Xem thêm hình

 

 

Trả lời