Kontum : cảm thông những phận đời …

 

Kontum : cảm thông những phận đời …

Mai Tuyến op

Kontum : cảm thông những phận đời ...Theo chương trình đã định, đúng 3 giờ sáng ngày 28.02.2011, anh chị em thuộc Gia đình Truyền Tin giáo xứ Đaminh – Ba chuông tạm biệt thành phố Sài gòn tiến về miền cao nguyên trung phần thăm viếng, tặng quà cho các anh chị em kém may  mắn tại đây.

Chuyến đi này có phần đặc biệt nhờ sự hiện diện của cha cố Giuse Nguyễn Đức Hòa và thầy Giuse Mai Văn Tuyến. Trưởng đoàn vẫn là thày Phêrô Nguyễn Thành Tâm, cùng với một số thành viên Gia đình Truyền tin và một số nhà hảo tâm khác nữa. Mọi người trong đoàn lên đường với tâm trạng phấn khởi, vì đều hướng tới một việc làm ý nghĩa; đó là đến với những người anh chị em kém may mắn để gặp gỡ, chia sẻ và cảm thông.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Mặc dù chuyến đi gặp nhiều thuận tiện, cũng mãi tới gần 4 giờ chiều, đoàn mới tới được điểm viếng thăm đầu tiên trong hành trình này. Đó là làng những người mắc bệnh Phong tại xã Gào, Pleiku. Làng Phong này có 23 bệnh nhân. Họ là những bệnh nhân nặng và đa phần cao tuổi. Tất cả đều là người dân tộc thiểu số, dân tộc Gia-rai.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Làng nằm sâu trong rừng, cách khá xa đường lộ, xe không thể vào tới nơi được nên cả đoàn phải quá giang một chiếc xe tải nhỏ do quý Sơ Phaolo chuẩn bị sẵn. Tới nơi, mọi người trong đoàn, nhất là những anh chị em tới đây lần đầu tiên mới cảm nhận được nỗi cơ cực của cuộc sống tại đây. Họ sống trong cảnh thiếu thốn tột cùng về cả cơ sở vật chất cũng như thiếu thốn về chính những cơ phận của họ.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Có cô năm nay đã khoảng 60 tuổi, không có hai bàn tay cũng chẳng có hai chân, vẫn phải lê lết đi chặt củi để kiếm miếng cơm qua ngày, khi nguồn trợ giúp của những nhà hảo tâm đã cạn.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Có cặp vợ chồng già kia đã ngoài 70 tuổi, cả hai không thể đứng trên đôi chân đã bị bào mòn gần hết, hai tay cũng chẳng lành lặn, nhiều ngày cả hai nằm vật vã trong nhà vì đau đớn, nhưng họ vẫn sống, vẫn hy vọng được sống nhiều hơn nữa.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Trước tình cảnh éo le đó, không ai là người có thể đứng nhìn. Từ cha cố Giuse, thầy Phêrô, Sơ dòng Phaolo Đà Nẵng, các cô bác và toàn thể anh chị em tản ra thăm hỏi, động viên, xức thuốc, rửa vết thương cho những bệnh nhân nặng và tặng quà cho tất cả mọi bệnh nhân. Một anh đại diện bệnh nhân nói nên niềm vui được đón tiếp đoàn, niềm vui vì được đón nhận tình thương, sự chia sẻ của mọi người hiện diện và của quý vị ân nhân.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Đoàn rời làng trong tình cảm đặc biệt và hẹn lần sau tái ngộ để trở về dâng lễ, ăn tối và nghỉ đêm tại Dòng Phaolô Pleiku, thuộc Tỉnh Dòng Phaolo Đà Nẵng.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

 

Ngày 01.03.2011

Ngay sau thánh lễ sáng và điểm tâm tại nữ tu viện, đoàn vội vã lên đường. Điểm tới đầu tiên là làng Bluk –Blui – Iaka – Chưpăh…. Tới nơi, chúng tôi đã thấy mọi người tập trung đông đủ. Nơi đây, chúng tôi thấy có sức sống hơn ngôi làng chiều hôm trước.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Làng Bluk với khoảng 120  gia đình, khoảng 450 nhân khẩu, trong đó có tới trên 160 em dưới 15 tuổi. Đây là nơi sinh sống của một ít bệnh nhân nhẹ và con cháu của họ. Dù thế hệ con cháu của họ đã thoát khỏi căn bệnh Phong nhưng tương lai thì vẫn mờ mịt. Hầu như họ không còn đất để canh tác, chẳng đủ “khôn ngoan” để làm ăn buôn bán. Cuộc sống của họ  phần lớn vẫn là đi rừng, nhưng phải vào thật sâu trong rừng để “nhặt nhạnh” những miếng ăn cách khó nhọc.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Tới đây, các Sơ giới thiệu đoàn với bà con và lý do hiện diện. Sau đó, anh trưởng làng dựa trên danh sách để phân phát những món quà của đoàn và của các nhà hảo tâm từ khắp nơi gửi về. Cùng với việc phát quà, các Sơ khám bệnh nhanh và phát thuốc cho bà con; các bạn trẻ quy tụ các cháu nhỏ để tổ chức vài trò chơi và ca hát. Vì “quân ta” không biết tiếng Zarai, các em lại ít biết tiếng Kinh nên bước đầu hai bên không hiểu nhau, tuy nhiên hiểu được ý định của nhau. Thật may mắn, đoàn đã tìm được “thông dịch viên không chuyên” nên cũng cùng nhau hát được một vài bài và vài trò chơi.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Trước khi ra về, anh trưởng làng thay mặt bà con cám ơn cha cố, quý sơ và đoàn đã mang niềm vui và tình thương tới cho làng. Chia tay bà con, đoàn tiếp tục lên đường để tới với làng khác. Riêng các sơ vẫn tiếp tục ở lại khám bệnh và phát thuốc.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Cơ sở tiếp theo mà đoàn viếng thăm là trung tâm Đak Kia. Tới nơi, các sơ Vinh Sơn Phaolo cùng các bệnh nhân đã chờ sẵn. Được biết trung tâm này gồm 557 người: trong đó có khoảng 100 bệnh nhân, khoảng 200 em còn đang độ tuổi đi học.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Sau khi  thăm hỏi, phát quà, vui chơi sinh hoạt với các cháu, đoàn tiếp tục lên đường tới nhà thờ chính tòa thăm nhà mồ côi Vinh sơn 1. Theo các sơ (Yá – tên gọi địa phương) Dòng Ảnh Phép Lạ, những người trực tiếp nuôi dưỡng tại đây, có 216 em thuộc các dân tộc: Bahnar, Sédang, Jarai, Jeh, Jơlơng thuộc diện mồ côi hoặc rất khó khăn.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Tới nơi, đúng vào giờ kinh Trưa, đoàn không thể gặp các cháu được ngay mà phải chờ các cháu cầu nguyện. Nhờ vậy mà đoàn được chứng kiến giờ cầu nguyện  rất  sốt sắng do các cháu tự tổ chức. Cháu lớn chừng 14 tuổi hướng dẫn giờ kinh bằng tiếng Jarai rất trôi chảy từ đọc kinh, hát, cầu nguyện tự phát… Đây là thành quả của tinh thần phục vụ của các sơ Ảnh Phép Lạ. Các cháu đọc kinh xong, đoàn vào thăm và trò chuyện đôi chút, cháu lớn đứng lên cám ơn cha và đoàn rất chững chạc.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Ngay khi  rời khỏi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, đoàn vội vã ăn trưa vỉa hè, rồi đi ngược lên phía Bắc khoảng 50 km viếng Đức Mẹ Măng Đen. Tượng Đức Mẹ ở đây độc nhất vô nhị. Với khuôn mặt của người dân tộc thiểu số và đôi tay bị mất, Đức Mẹ như biểu tượng của người Phong. Đoàn tới viếng thăm, cầu nguyện và lưu lại số hình ảnh kỷ niệm. Nhiều anh chị em trong đoàn đã chia sẻ tâm tư khi  viếng Đức Mẹ ở đây. Có người nói: chúng ta đi viếng Đức Mẹ khắp nơi để xin ơn, nhưng đến đây, tôi cảm thấy như Mẹ van xin chúng ta. Mẹ đã trở nên người Phong để “xin” chúng ta đoái nhìn đến.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Chia tay Đức Mẹ Măng Đen, đoàn tiếp tục hành trình tiến về cộng đoàn Vinh Sơn 4 nằm cạnh nhà thờ chính tòa Kon Tum để thăm 120 trẻ mồ côi người Jarai. Các em được 4 Yá nuôi dưỡng. Các em rất hồn nhiên, vui tươi. Gặp đoàn, các em lễ phép chào các bác các chú. Khi được mời hát chung, các em đồng thanh cất lên những bài hát sinh hoạt vui tươi.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Anh Thời mời gọi các em thi hát lĩnh thưởng. Bước đầu các em còn e dè nhưng khi đã có một em can đảm đứng lên hát và nhận quà thì các em khác không còn ngần ngại gì nữa. Khi các bài hát tiếng Kinh đã vơi đi, các em chuyển qua hát tiếng Jarai. Có em còn hát “song ngữ” nên ngoài món quà, các em đó còn nhận được những tràng pháo tay của mọi người. Rời cộng đoàn Vinh Sơn 4, đoàn đi thăm nhà thờ Plei Chuet và Bờ Hồ. Sau đó, đoàn trở lại tu viện Phaolo lúc trời đã tối.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

 

Ngày 02.03.2011

Theo như lịch trình, sau thánh lễ và điểm tâm tại nữ Tu viện Phaolo Pleiku, đoàn cám ơn quý Sơ tại đây đã dành cho đoàn sự đón tiếp nồng hậu suốt mấy ngày qua. Quý sơ cũng cầu chúc đoàn lên đường bằng an và tiếp tục có nhiều chuyến viếng thăm những người cùng khổ nơi đây.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Rời nhà quý sơ, chúng tôi tiến về cộng đoàn Pleikly của anh em Dòng Chúa Cứu Thế. Tại đây, chúng tôi được gặp gỡ với khoảng 40 anh chị em bệnh nhân thuộc nhiều dân tộc thiểu số, ở các làng: Ia Lon, xã Ia Le; Plei Phung, xã Ia Phang; Plei Tong xã Vil; Plei Teny xã Noing, Plei Sur … Sau khi gặp gỡ, trò chuyện, thăm hỏi… đoàn trao tặng các bệnh nhân những phần quà của quý ân nhân trao gửi.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

Sau lần chia sẻ này, đoàn lên đường trở về lại thành phố trong sự quyến luyến của mỗi người đối với vùng quê yên bình nhưng cuộc sống đầy trắc trở của những anh chị em khốn khổ này. Cầu mong ngày càng có nhiều ân nhân mở rộng tấm lòng, quan tâm tới những người cùng khổ này; cầu mong Gia đình Truyền tin ngày càng trở nên như vị Quan thầy, đã mau mắn lên đường chia sẻ cho người chị họ ngay khi đón nhận được Hồng Ân, để thông chuyển tình thương đến với những mảnh đời bất hạnh hôm nay.

 

Kontum : cảm thông những phận đời ...

 

Để lại một bình luận