Hiệp nhất vốn là dấu chỉ của tình yêu. Đức Giêsu mượn hình ảnh người mục tử không ngừng đi tìm kiếm những con chiên lạc, để nói lên mối quan tâm của Ngài đối với Giáo hội. Đó chính là chúc thư Ngài để lại trong những giây phút cuối đời.”Xin cho chúng nên một”, “một đàn chiên và một chủ chiên”: đó là hình ảnh của sự hiệp nhất mà Đức Giêsu luôn quan tâm đến. Hình ảnh người mục tử đi tìm kiếm những con chiên lạc cũng nói lên tất cả mối tương quan của Thiên Chúa đối với con người: không phải con người đi tìm kiếm Thiên Chúa cho bằng chính Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Mọi cố gắng của con người xét cho cùng cũng đều là những lôi kéo của Thiên Chúa.
Theo thông cáo của Văn phòng Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha, vào chiều ngày 9/5/2024, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự giờ Kinh Chiều II lễ Trọng Chúa Thăng Thiên, đồng thời ngài sẽ công bố và ban hành sắc lệnh Năm Thánh.
Nhiều người đã nghe Đức Giêsu giảng và làm phép lạ. Họ chỉ hiểu một phần nào giáo lý của Ngài nhưng chưa nhìn ra con người thật của Ngài. Câu hỏi “Ngài là ai” phải được đặt ra. Tuy nghe Đức Giêsu giảng và làm phép lạ như vậy, nhưng họ vẫn nghi ngờ về thân thế, uy quyền và sứ mạng của Ngài.
Ơn thiên triệu là gì? Thưa, trước Công đồng Vatican II, khi nói tới “ơn thiên triệu” (vocation) hoặc “ơn gọi” (calling), chúng ta thường nghĩ đó là ơn dành cho những người từ bỏ đời sống hôn nhân, sống đời tận hiến độc thân cho sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì […]
Sống trong thời đại công nghiệp hoá, với nhiều lý do khác nhau, công việc có thể trở thành nguồn gây căng thẳng và lo âu cho chúng ta. Thật vậy, có lẽ không ít người trong chúng ta trải nghiệm rằng, khi mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ, thì những khó khăn có thể bất ngờ phát sinh, khiến công việc và cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, hoặc ngay cả mọi việc diễn biến tích cực cũng có thể khiến chúng ta nặng lòng khi không biết làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Kết quả của bài giáo lý về Thánh Thể: chúng ta thấy hai thái độ trái ngược nhau trước những lời giảng của Đức Giêsu. Một bên, nhiều môn đệ rút lui, không theo Ngài nữa vì thấy chướng tai quá, không thể chấp nhận nổi. Một bên, Phêrô đại diện cho Nhóm Mười Hai tuyên xưng và tin nhận rằng chỉ có Chúa mới là lý tưởng, chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống, và họ đi theo Ngài.
Kinh Thánh là cuốn sách chứa đựng 73 cuốn sách nhỏ. Trong đó có hai phần: Cựu Ước và Tân Ước. Chỉ trong Tân Ước mới có 4 sách Tin mừng, có người gọi là Phúc âm hoặc Tin lành. Nguyên cớ nào mà chúng ta gọi bốn sách này là Tin mừng? Vì đâu gọi là Phúc âm hoặc Tin lành?