Theo lịch phụng vụ, lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa kết thúc cuộc cử hành Giáng Sinh của Giáo Hội, nhằm nhắc nhở rằng Người giáng trần là để cứu chuộc chúng ta. Phép rửa Người chịu bởi ông Gio-an Tẩy Giả đánh dấu khởi đầu sứ vụ công khai của Người, mà chóp đỉnh là hy lễ Vượt Qua, cái chết và sự sống lại của Người.
Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.
Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.
Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Giữ gìn lời nói của mình không có nghĩa là lãng tránh những cuộc trò chuyện khó khăn hoặc rút lui vào im lặng. Nó có nghĩa là dùng lời nói của mình một cách chu đáo và có chủ đích, đảm bảo rằng chúng được “thêm sự mặn mà” (x. Cl 4:6). Trước khi nói, chúng ta có thể tự hỏi: Những gì tôi sắp nói có đúng đắn hay không? Có tử tế hay không? Có cần thiết hay không?
Người bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” Người lên thuyền với các ông, và gió lặng.
Khi ấy, Đức Giê-su thấy một đoàn người đông đảo, thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt.
Năm 2025, về cơ bản, sẽ được đánh dấu bằng các giai đoạn khác nhau của Năm Thánh: bắt đầu vào ngày 24/12/2024 với việc Đức Thánh Cha Phanxicô mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô, và sau đó Cửa Thánh tại nhà tù Rebibbia, ngày 26/12. Các Cửa Thánh còn lại được mở trong Năm Thánh 2025 là tại 3 Đền thờ Giáo hoàng khác ở Roma: Đền thờ Thánh Gioan Laterano, vào ngày 29/12/2024; Đền thờ Đức Bà Cả vào ngày 01/01/2025, và Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành vào Chúa nhật ngày 05/01/2025.