Các ngôn sứ là những người nói thay Chúa. Lời các ngài nói nhiều khi chói tai dân do thái nên nhiều vị đã bị bách hại và giết chết. Không riêng gì dân do thái, chúng ta ngày nay cũng có thể phạm tội giết ngôn sứ nếu như chúng ta không tập cho quen lắng nghe sự thật Chúa nói trong lương tâm chúng ta hoặc qua những “lời thật mất lòng” của người khác.
Hôm 16.10, nhân Ngày Lương thực Thế giới 2023, Đức Thánh Cha đã gởi một Sứ điệp đến ông Qu Dongyu, Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), có trụ sở tại Roma, Italia. Vào năm 1979, Tổ chức FAO đã chỉ định ngày 16.10 hàng năm là Ngày Lương thực Thế giới, nhằm nâng cao nhận thức về nạn đói và hành động vì tương lai của lương thực, con người, và hành tinh. Từ đó đến nay, Ngày Lương thực Thế giới đã được tổ chức tại hơn 150 quốc gia, biến ngày này trở thành một trong những ngày được tổ chức rộng rãi nhất trong lịch của Liên hiệp quốc. Sau đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha:
Chúng ta chỉ có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong lòng thế giới chúng ta đang sống. Thần học nói rằng, chúng ta chỉ gặp Người trong nội tại, chứ không bao giờ trong tính siêu việt tuyệt đối của Người. Vì thế, khi chúng ta trải qua một kinh nghiệm về Thiên Chúa, thì kinh nghiệm đó luôn bao gồm sự trộn lẫn giữa những hình ảnh, những khát vọng, những ước mơ, những ham muốn, những biểu thị của chúng ta về Thiên Chúa và thực tại siêu việt của Người. Chúng ta có thể tự hỏi cái mà chúng ta gọi là kinh nghiệm về Thiên Chúa đơn giản không phải là những gì của riêng chúng ta được phản chiếu lên Người sao. Tuy nhiên, vẫn có một kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa, trong đó, chính Người nói với chúng ta, trong đó, sự hiện diện của Người hiển nhiên đối với chúng ta, trong đó, tự đáy sâu tâm hồn, chúng ta biết rằng, chúng ta gặp gỡ chính Thiên Chúa.
Cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 18/10/2023, nghĩ đến những điều đang xảy ra tại Palestine và Israel, Đức Thánh Cha kêu gọi tránh thảm kịch nhân đạo và mời gọi các tín đồ các tôn giáo tham gia ngày ăn chay và hãm mình vào ngày 27/10/2023 để cầu nguyện cho hòa bình và cho chiến tranh chấm dứt.
Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 16 về chủ đề: “Tiến tới một Giáo Hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ mạng”, đã tiến hành được một nửa chương trình, nếu tính cả 3 ngày tĩnh tâm từ ngày đầu tháng 10. Trong hai tuần còn lại Thượng Hội đồng có 6 cuộc họp trong các nhóm nhỏ và 11 phiên họp khoáng đại. Trong phiên thứ 21 cũng là phiên cuối cùng chiều thứ Bảy 28/10/2023, các thành viên sẽ bỏ phiếu thông qua Tường trình Tổng hợp, là “Tài liệu làm việc” cho khóa họp vào tháng 10/2024.
“Đồng hành thiêng liêng hay linh hướng nằm trong số các tác vụ chăm sóc các linh hồn (cura animarum), đã xuất hiện từ rất sớm trong truyền thống tu đức Kitô giáo. Hoạt động này được xếp vào hàng nghệ thuật linh thánh, đòi vị hướng dẫn phải có đời sống thiêng liêng trước và khả năng dẫn dắt thiêng liêng cho từng cá nhân dưới sự chỉ giáo của Thánh Thần”.
Cả thánh Mátthêu lẫn thánh Máccô rất hiếm khi sử dụng tước hiệu “Chúa” (Κύριος, Lord) cho Đức Giêsu trong sách Tin Mừng của các ngài. Thánh Gioan thì chỉ dùng tước hiệu “Chúa” cho Đức Giêsu, sau khi Người đã phục sinh (x. Ga 20,2-18; 21,7.12). Thật ra, trước đó, thánh Gioan đã sử dụng tước hiệu này hai lần, nhưng cũng với dụng ý: hướng về biến cố phục sinh (x. Ga 6,23 và Ga 11,2).