Thần học online:
Con người chẳng có thể đền bù cân xứng những gì mình đã xúc phạm đến Chúa, đến Hội thánh và tha nhân; chính Đức Giêsu, nhờ công nghiệp cái chết và sự phục sinh của Người, đã đền thay cho chúng ta. Sở dĩ con người cần phải làm việc đền tội là vì: nếu xét theo khía cạnh tương quan xã hội, ai đã gây thiệt hại thì phải bồi thường. Sự tổn hại gây ra có thể là tài sản vật chất hay sự thương tổn về tinh thần. Và nếu xét về khía cạnh tâm lý, những thương tổn do tội gây ra làm xáo trộn tâm hồn, như vậy, những việc đền bù có giá trị chỉnh đốn lại những xáo trộn ấy. Quả vậy, trong Nghi thức cử hành bí tích Thống Hối, chúng ta tìm thấy lối lý giải này: “Việc đền tội phải tương xứng với mỗi hối nhân, nhằm cho mỗi người phục hồi trật tự đã bị thương tổn, và chữa lành bệnh tật của mình bằng phương dược đối nghịch” (số 6)
Ngoài mục đích chữa trị tinh thần, việc đền tội còn biểu lộ quyết tâm thay đổi cuộc đời, chứng tỏ khả năng sống cuộc đời mới.[1] Hiểu như vậy, việc đền tội là một thành phần của việc thống hối hoán cải; là một nỗ lực của con người muốn thay đổi nếp sống. Việc hoán cải này cũng chính là hiệu quả của ơn thánh; là sự tham gia tích cực vào mầu nhiệm Vượt qua của Đức Kitô, bởi lẽ hối nhân muốn đóng đinh con người cũ của mình vào thập giá, để sống con người mới theo Đấng Phục Sinh. (trích Từ cạnh sườn bị đâm thâu, trang 325).
[youtube]asVc848u1Zo[/youtube]
[1] Xc. Gioan Phaolô II, Tông huấn Hòa giải và Thống hối, số 31; Nghi thức cử hành bí tích Thống Hối, số 18..
Công đồng Trentô xác định tính chất cần thiết của việc xưng tội, do luật Chúa truyền.
– Xưng tội cần phải toàn vẹn nghĩa là phải xưng tất cả và từng tội trọng mà hối nhân nhớ được, cùng với các trạng huống có thể làm thay đổi mức độ của tội.
– Cần phải xưng tội riêng với linh mục; vì do quyền chìa khoá, linh mục là như một thẩm phán có quyền tha tội và cầm giữ; như một lương y, linh mục giải tội chữa lành bệnh tật tâm hồn cho hối nhân.
– Nhắc lại quyết định của Công đồng Latêranô IV, Công đồng Trentô buộc xưng tội mỗi năm ít là một lần.