Thần học online:
Bí tích chuyên biệt
Bài 4: Giáo huấn của thánh Phaolô về Phép Rửa
Sau khi Chúa phục sinh, các Tông đồ lãnh nhận Thánh Tẩy trong Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần. Sau khi được đổ tràn Thánh Thần, các ngài đã cử hành và trao ban bí tích Thánh Tẩy. Các Tông đồ và những người cộng tác đã trao ban bí tích Thánh Tẩy cho những ai tin vào Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh. Nhờ Thánh Thần, thụ nhân được dìm xuống nước để thanh luyện, được mặc lấy Đức Kitô, được thánh hóa và nên công chính. Như vậy, bí tích Thánh Tẩy là việc dìm xuống nước để Lời Chúa là hạt giống bất diệt đâm chồi nẩy lộc xanh tươi.
Chúng ta đừng quên rằng bí tích Thánh Tẩy có liên hệ tới một dân mới, dân được khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần.
Theo cha Rey-Mermet,[1] Thánh Tẩy Kitô giáo là sự kế thừa của cả một lịch sử cứu rỗi: nước Thánh Tẩy là nước của công cuộc tạo thành; là nước suối tuôn chảy từ vườn Êđen; là nước Hồng thủy nhận chìm tội lỗi của một thế giới cần được thanh tẩy và tái tạo một nhân loại mới; là nước nhận chìm đội binh của Pharaô; là nước dòng sông Giođan nơi Đức Giêsu dìm mình lãnh phép Rửa của Gioan, để rồi từ đó Lời của Chúa Cha vang vọng trên mọi giếng Rửa tội của Hội thánh: “Đây là con Ta yêu dấu.” Thánh Thần là hơi thở thổi trên nước nguyên thủy, trên thế giới hỗn mang, sẽ mãi mãi là hơi thở, là sự sống của mọi tạo thành mới. Sau cùng, nước tuôn trào từ cạnh sườn Chúa, nơi trái tim bị đâm thâu, đã nên nguồn của mọi bí tích trong Hội thánh, nhất là bí tích Thánh Tẩy. ( trích Từ cạnh sườn bị đâm thâu, tr 156 – 157).
Vậy thánh Phaolô dạy chúng ta về Bí Tích Thánh Tẩy thế nào? Mời cộng đoàn cùng tìm hiểu:
[youtube]_OxwyfNK56M[/youtube]
[1] Xc. Théodule Rey-Mermet, Vivre la Foi dans les Sacrements. Ed. Droguet & Ardant, Parution 1983. Bản dịch Việt ngữ: Sống đức tin trong các bí tích, không rõ dịch giả; tr. 68-70.