CN 31 C: Bạn có khao khát gặp Chúa không?

 

Bạn có khao khát gặp Chúa không?

Kn 11,22-12,2; 2Tx 1,11-2,2; Lc 19,1-10

Lm. Jude Siciliano, O.P.

 

Kính thưa quý vị,

CN 31 C: Bạn có khao khát gặp Chúa không?Bài đọc I trích sách Khôn ngoan thật cảm động và thú vị làm say đắm lòng người. Ai lại không cảm thấy an toàn và vinh dự trước một Thiên Chúa như được mô tả trong đoạn văn này? Có lẽ đây là một trong những cơ hội thuận tiện cho người giảng thuyết làm nổi bật bản văn Kinh Thánh Hípri. Đây cũng là cơ hội để hạ bệ những mẫu người nổi tiếng hà khắc, mà lại sở hữu Đấng được gọi là “Thiên Chúa Cựu Ước.”

Nếu phải liệt kê danh sách những thụ vật mà tôi nghĩ Thiên Chúa không nên tạo ra, thì tôi sẽ kể đến những loài sau đây: ruồi, muỗi, rắn độc (tôi không thích bất cứ loại rắn nào!), chuột, đĩa và cỏ dại. Những thứ này chẳng mang lại cho tôi một ý nghĩa gì; Thế còn Thiên Chúa nghĩ gì về chúng?

Nhưng không giống như tôi, bài đọc trích sách Khôn ngoan hôm nay nói rằng, Thiên Chúa yêu thương mọi loài và “không ghê tởi loài nào”, ngay cả con muỗi cũng không ghét bỏ. Giả như Thiên Chúa không yêu một loài nào đó, thì Người đã chẳng dựng nên. Nhưng đây, Người bảo vệ mọi loài. Chẳng lẽ chúng ta chỉ bàn về mấy con muỗi thôi sao, phải không? Thiên Chúa yêu thương từng người, thậm chí yêu cả những kẻ sát nhân, dù cho chúng ta mang thân phận phải chết. Thiên Chúa yêu thương các băng nhóm sa đọa ở Mêxicô, và kẻ buôn bán ma túy trên các đường phố hay những khu vực gần trường học. Những điều không mang lại ý nghĩa thì chính chúng ta cũng như giới trẻ chẳng phải ra sức bảo vệ làm gì.

Nếu là tác giả sách Khôn ngoan, liệu chúng ta có làm được gì khác trong hệ thống công bằng về tội phạm và các chương trình cải tạo cách nghiêm túc không? Người dân có bị giam cầm trong những nhà tù đông đúc với các chương trình cải tạo sơ sài hay không? Các chương trình chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần có bị rút ruột hay không? Trong khi quân đội vẫn được rót ngân sách, thì chương trình trợ cấp thực phẩm có bị cắt giảm hay không? Nếu thực sự tin vào những gì sách Khôn ngoan nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa, thì liệu chương trình chính phủ giám sát môi trường ở Bắc Cực (Arctic) có ngưng hoạt động, trong khi dự thảo ngân sách này đang còn tranh luận hay không? “Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm loài nào Chúa đã làm ra.”

Trước Thiên Chúa toàn năng và vô biên, chúng ta cũng như toàn thể vũ trụ ví tựa “giọt sương mai rơi trên mặt đất.” Dù chẳng được kể là gì trước mắt Chúa, nhưng chúng ta vẫn được Thiên Chúa yêu thương. Qua lăng kính tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, nếu ngày nay tôi nhìn vào mỗi người và mỗi sự vật, thì điều gì sẽ tạo ra sự khác biệt?

Chúng ta có thể biết được lý do tại sao Giáo Hội chọn bài đọc trích sách Khôn ngoan để ăn khớp với bài Tin Mừng hôm nay. Ông thu thuế sẽ bị mọi người khinh miệt và xa lánh. Ông ta là người Dothái đã thu thuế anh chị em đồng bào Dothái của mình cho quân Rôma. Thánh Luca nói cách xác tính với chúng ta rằng, ông thu thuế này là một người giàu có, lại thêm nhiều lý do hơn nữa để khinh miệt ông. Sự giàu sang của ông có được là dựa trên lao nhọc của người nghèo. Những người thu thuế được quân Rôma chia cho phần huê lợi. Họ có thể giữ lại bất cứ phần phụ trội nào mà họ thu được. Nếu ông Dakêu giàu có, thì ông cũng đã thu nhiều phần phụ trội. Để tìm cách biết Đức Giêsu là ai, ông Dakêu phải rèo lên cây. Ngày đó nhiều người có mặt ở Giêrikhô để xem Đức Giêsu. Ắt hẳn trong số những người yêu mến và đồng bàn với Đức Giêsu ở nhà, có nhiều tâm hồn đạo đức và tốt lành. Sau những công việc phục vụ ở nhà thờ, các cha xứ thường được các ông trùm nhiệt thành mời về nhà dùng bữa. Cũng như vậy, Đức Giêsu đã cân nhắc chọn dùng bữa ở nhà ông Dakêu. Những thực khách khác đồng bàn với Đức Giêsu không phải là người thân thuộc trong các chỗ ngồi hàng danh dự ở Hội đường, mà là những người bạn của ông Dakêu. Nếu Đức Giêsu cứ hành xử như thế này trên đường đến Giêrusalem, Người sẽ gây tai tiếng cho những bạn đồng hành không mấy hài lòng. Điều này Người thực sự đã gây tai tiếng rồi (Lc 15,1: “Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng”).

Tại các giáo xứ đến giảng tĩnh tâm, tôi đã gặp những người giống như ông Dakêu, họ ra ngoài tìm kiếm điều gì đó để xem thấy Đức Giêsu tốt hơn. Giống như chúng ta, họ không phải là những người xấu, nhưng cuộc sống của họ có những điều muốn được Đức Giêsu quan tâm. Hoặc một số người có tì vết nào đó cần sự tha thứ và được chữa lành. Một số người khác nữa có thể muốn “xem Đức Giêsu”, đơn thuần nhìn thấy Người hiện diện giữa những giằng co của họ, hoặc muốn thấu hiểu sâu hơn nữa Đức Giêsu là ai, và Người đã làm nên điều gì khác biệt trong cuộc đời của họ. Có thể họ nhận ra ông Dakêu có “vóc dáng khiêm tốn”. Có một điều nhỏ nhoi nào đó trong tâm hồn mà họ muốn Đức Giêsu chạm đến và mở ra một đời sống mới.

Những người ra ngoài để tỉnh tâm là đã chọn phương thế đó như một “thân cây”, từ thân cây họ phải trèo lên để xem thấy Đức Kitô rõ hơn. Nhưng cũng còn những phương thế khác nữa để xem thấy Đức Giêsu. Mỗi ngày chúng ta phải biết gác lại mọi sự qua một bên, để dành thời gian cho cầu nguyện; tập thói quen nghiên cứu nghiêm túc về Kinh Thánh (“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” Tv 119,105); nói chuyện thân tình với một người bạn tinh thần về những thụ tạo của Thiên Chúa, v.v…

Câu chuyện về ông Dakêu đã cho biết rằng, những gì chúng ta chọn để thực hiện sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, tựa như hành động trèo lên cây. Thậm chí nỗ lực này gây ra ít nhiều hoang hoang mang cho người bạn chúng ta, những người nghĩ rằng họ biết rõ chúng ta, nhưng thực ra chẳng hiểu gì về sự thăng trầm trong những đặc quyền đặc lợi của ta. Sự kiện mà đám đông phàn nàn về việc Đức Giêsu tự gợi ý dùng bữa với ông Dakêu không ngăn cản Người tiếp tục hành xử như vậy, hoặc ông Dakêu nhận lời mời qua việc thay đổi đời sống của mình.

Ngày nay liệu chúng ta có thực hiện một “việc Dakêu” bằng cách rời gia đình để đến nhà thờ hay không? Chúng ta có cùng nhau tụ họp để xem thấy Đức Giêsu rõ hơn chăng? Ai biết được điều này? Người chỉ dừng lại ở chỗ chúng ta ngay bây giờ, đồng thời, giữa những khó khăn và giằng co làm chúng ta khó xử, thì Người hiện diện để thấu hiểu chúng ta rõ hơn nữa. Hôm nay chúng ta sẽ ở lại “cây” đã chọn, nhưng chỉ một lúc thôi. Sau đó chúng ta sẽ leo xuống để trở về với cuộc sống thường ngày.

Đối với những nơi, như gia đình, công sở, trường học, khu giải trí, chúng ta sẽ mang đến một tầm nhìn rõ ràng hơn mà chúng ta đã nhận được nơi Đức Giêsu trong Bữa Tiệc Thánh Thể này. Chúng ta đã xem thấy Đức Giêsu qua Lời Người, qua việc rước Mình và Máu Người, và qua thái độ cùng với những người tìm kiếm khác ra đi để xem thấy Chúa.

Ông Dakêu không gặp gỡ Đức Giêsu nơi điện thờ trên đỉnh núi, cũng không rảo bước cùng Người dưới những cây tuyết tùng. Chắc chắn rằng, đó là những nơi mà các cuộc gặp gỡ với Đấng Thánh đã xảy ra. Nhưng ngày hôm nay không phải như thế, ông Dakêu đã gặp Đức Giêsu trong thế giới hàng ngày của mình. Khía cạnh quan trọng của sự kiện là ông Dakêu muốn nhìn xem Đức Giêsu, và niềm khao khát đó đã thôi thúc ông có được buổi gặp gỡ này.

Anh Em Nhà Học Đa Minh Gò Vấp chuyển ngữ.

 

Trả lời