– Nghĩa văn tự là nghĩa đen của chính những lời văn. Đó là nghĩa được tác giả nhân loại trực tiếp muốn nói đến”.
– Nghĩa thiêng liêng được nói đến khi điều mà những chữ trong bản văn, tức là nghĩa văn tự, có ý nói đến, cũng có một ý nghĩa xa hơn.
* Đến thời Trung Cổ, ba nghĩa khác biệt của Thánh Kinh xuất hiện: nghĩa ẩn dụ (gồm cả nghĩa loại suy), nghĩa luân lý và nghĩa thần bí.
– Nghĩa ẩn dụ là ý nghĩa được che dấu đằng sau bản văn. Nghĩa này nhấn mạnh rằng các tác giả thời xưa sáng tác các tác phẩm của họ bằng một ngôn ngữ tiềm ẩn.
– Nghĩa loại suy cho rằng những gì đi trước Đức Kitô là hình bóng của điều phải đến. Các nhân vật hay biến cố trong Cựu Ước được hiểu là “tiên trưng” của các nhân vật hay biến cố trong Tân Ước, còn những nhân vật hay biến cố này là những “đối hình”.
– Nghĩa luân lý liên quan đến những bài học luân lý được rút ra từ bản văn Thánh Kinh.
– Nghĩa thần bí đại diện một sự chuyển hướng tiêu điểm về tương lai, đặc biệt là thời sau hết hay cánh chung.
[youtube]Brg75twU0bw[/youtube]