Bài 2: Ngôn ngữ, chất liệu và các bản dịch Thánh Kinh
– Tiếng Dothái cổ: Người Dothái dùng ngôn ngữ Xêmít, gần giống tiếng Aram hay tiếng Arabi.
– Tiếng Aram: Từ thế kỷ X trước CN, tiếng Aram trở thành ngôn ngữ chung của vùng Cận Đông và đế quốc Batư.
– Tiếng Hylạp: Có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn – Âu, được hình thành và sử dụng trong đất nước Hylạp.
2. Chất liệu của bản viết Thánh Kinh
– Giấy cói: Giấy cói được dùng để viết Thánh Kinh từ đầu thế kỷ II sau CN.
– Giấy da: Từ thế kỷ IV và V sau CN, chúng ta có những bản văn Thánh Kinh trên giấy da.
3. Các bản dịch Thánh Kinh
– Bản dịch LXX – Hylạp: Theo truyền thuyết, 70 vị thượng tế (hoặc 72) đã được gửi tới đảo Pharos, làm xong việc dịch thuật Thánh Kinh trong 70 ngày. 70 dịch giả này làm việc riêng, nhưng lại cho kết quả cuối cùng giống hệt nhau về cách thức và nội dung bản dịch.
– Bản dịch tiếng Aram: Có nhiều bản dịch Cựu Ước sang tiếng Aram, sử dụng trong các hội đường Dothái trước CN, gọi là Targums.
– Bản dịch Latin: Bản dịch Thánh Kinh thành tiếng Latin thay thế cho bản dịch tiếng Hylạp, vì Latin là ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở phương Tây.
[youtube]9U2cfyLwfBE[/youtube]