SVĐM – Chuyên đề tháng 05
Phản ứng và hệ quả Thành bại
Trong 2 buổi chuyên đề tháng trước, Giáo sư Lê Tôn Hiến đã mở ra cho các học viên một viễn tượng vừa huyền bí, nhưng cũng rất thiết thân với mỗi người đó là hình ảnh bản thân. Thói quen làm nên hình ảnh bản thân, nhưng cái làm nên thói quen lại là phản ứng. Phản ứng của bạn trong mỗi hoàn cảnh tạo nên chân dung của bạn. Buổi chuyên đề hôm nay, Giáo sư tiếp tục giúp mọi người tham dự cách thức luyện tập để có những phản ứng tích cực đưa đến thành công trên đường đời.
Nhiều người trong chúng ta có thể cho rằng phản ứng là hệ quả tất nhiên đi liền sau tác nhân kích thích. Ví dụ: bị tra tấn hành hạ => phản ứng tức bực, nhăn nhó, khó chịu, sợ sệt … hay trước những hành vi người khác làm ta không vừa ý hay lỗi phạm đến ta, ta sa sầm nét mặt, giận dỗi … Thực ra đó chỉ là cơ chế phản ứng theo bản năng. Đối với con người, các nhà tâm lý học đã cho ta thấy sau khi nhận tác nhân kích thích, não chúng ta trải qua một quá trình lọc thông tin trước khi đưa ra phản ứng, dù quá trình lọc đó diễn ra rất nhanh. Bộ lọc đó là nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng, trực giác, ý chí … Thế nên, đứng trước một hoàn cảnh như nhau, mỗi người với bộ lọc khác nhau có thể cho ra những phản ứng khác nhau. Phản ứng thường diễn ra rất nhanh ta không điều khiển được, nhưng ta có thể chủ động trang bị cho mình những bộ lọc tốt để tạo ra những phản ứng tích cực.
Giáo sư Viktor Frankle (1905-1997) đã để lại cho chúng ta một bài học sống động của bản thân ông. Khi ông ở trong trại giam của Đức Quốc xã thời đệ nhị thứ chiến, mỗi lần bị tra tấn, hành hạ … ông đã tưởng tượng mình đang đứng trước giảng đường, trước mặt ông là các sinh viên rất yêu dấu … Nhờ trí tưởng tượng như thế, thay vì sợ hãi, tức tối, khó chịu trước cực hình, ông luôn vui vẻ, tự tin, tươi cười … Qua nhiều lần như thế, những người coi trại tưởng gã giáo sư này điên thật rồi, nên cho đi làm việc công ích, rồi cuối cùng khi trại giam di dời sang chỗ khác, “gã điên này” được thả muốn đi đâu thì đi. Phương pháp trí tưởng tượng đã khiến ông được tự do trong một hoàn cảnh mà những người khác không còn lối thoát. Sau khi thoát khỏi trại giam, ông được cứu về Mỹ, trở lại giảng đường đại học và nổi tiếng với phương pháp trí tưởng tưởng tượng. Rất nhiều người trên thế giới say mê học và sử dụng.
Một câu chuyện khác cũng xảy ra trong đệ nhị thứ chiến, một chiếc tàu của quân đội Pháp bị chìm. Cả đoàn thủy thủ phải lềnh bềnh trên phao giữa đại dương băng giá, khắc nghiệt gần 2 ngày mới có thuyền khác đến cứu. Trong chiếc tàu ấy có những thủy thủ già yếu, có những thủy thủy trẻ khỏe, đầy năng lực. Kết quả là đa số người trẻ cơ bắp lực lượng có sức chịu đựng kém và đầu hàng sớm hơn so những thủy thủ lớn tuổi. Sự trải nghiệm của những thủy thủ lão niên trên đường đời đã tôi luyện cho họ ý chí kiên vững, niềm tin và hy vọng rằng “sau cơn mưa, trời lại sáng”, nên họ là những người có sức chịu đựng dẻo dai hơn. Sức mạnh giúp người ta vượt qua gian khổ để sống sót không phải là sức từ cơ bắp mà là sức mạnh tinh thần.
Ai trong chúng ta cũng muốn thành công trên đường đời. Ai cũng muốn mình trở nên hấp dẫn hơn trong mối quan hệ với mọi người. Nhưng bạn có biết đâu là nhân tố chính tạo nên sức hấp dẫn nơi bạn ?
Là người trẻ, nếu bạn tỏ ra trong sự trẻ trung của bạn một phong thái chững chạc, sự kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc, bạn sẽ tạo được sức hấp dẫn. Những người cao niên sẽ thực sự hấp dẫn khi loại bỏ được những tật xấu của người già như tật nói nhiều … và tỏ ra nhanh nhẹn, trẻ trung khác với tuổi già. Tượu trung lại, thì đó là những phản ứng tích cực. Những phản ứng tự động làm cho bạn trở nên ta yêu thương quý mến, trân trọng nhau. Là một bạn trai hay bạn gái và đang muốn tạo sức hấp dẫn với người yêu của mình, điều gì sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn với người yêu ? phải chăng là sắc đẹp ? Tất cả những người đàn ông chạy theo sắc rồi sẽ chết vì sắc bởi nó không phải là nhân tố chính tạo sự hấp dẫn. Điều gì khiến bạn giữ được bạn trai cho mình ? Phải chăng là phản ứng giận dỗi, nóng nảy, ghen hờn hay sức mạnh… ? Tất cả những kiểu phản ứng tiêu cực đó chỉ là lực đẩy ra, chứ không tạo sức hút vào. Trái lại, bạn sẽ thực sự trở nên hấp dẫn với người bạn của mình nếu bạn có những phản ứng tích cực của sự tế nhị, cảm thông, tha thứ, yêu thương vô vị lợi trước những yếu điểm hay lỗi lầm của bạn mình.
Thời sự thế giới những ngày qua đang tập trung chú ý vào cái chết của một nhân vật: Osama Bin Laden. Ông đã chết một cái chết đáng sợ ! cái chết làm cả nhân loại vỗ tay reo hò. Tại sao thế ? Vì ông đã có cái phản ứng lạ kỳ, phản ứng lấy giết người làm đầu. Đó không phải là phản ứng của một con người, cũng không phải là phản ứng của một con vật, nhưng là của một quái vật. Đối lại với ông, vào thời các đế quốc xâm lược thuộc địa. Gandi, một nhà lãnh đạo dân tộc Ấn Độ đã có một phản ứng mà bao đời phải kính phục. Vốn là một luật sư được đào tạo ở Đại học Anh quốc, ông nuôi một ước mơ đơn giản là trở về quê hương lập phòng luật sư bênh vực những người Ấn Độ thấp cổ bé miệng. Trên chuyến tàu về quê hương, ông bị người da trắng phân biệt đối xử xếp xuống ngồi ở toa hàng dành cho người da màu. Khi về Đất nước, ông chứng kiến sự bất công tàn bạo trong chính sách xâm lược thuộc địa của người Anh. Hoàn cảnh buộc ông phải có phản ứng, nhưng là phản ứng của một con người trí thức giàu lương tri. Ông đã kêu gọi toàn thể thanh niên Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh bất bạo động. Một cuộc đấu tranh duy nhất trong lịch sử nhân loại thành công ít đổ máu nhất, nhưng đã đem lại hòa bình cho một dân tộc đông dân thứ 2 trên thế giới; và ông đã được tôn thờ như một vị thánh.
Khó khăn thường buộc người ta phải có phản ứng, nhưng phản ứng thế nào là kết quả của một quá trình lọc của tư duy, tưởng tượng, trực giác của mỗi người. Chỉ những người coi “khó khăn là hình thức ngụy trang của cơ hội” mới là người nắm được cơ hội. Những người đầu hàng, bỏ chạy khó khăn không đáng hưởng cơ hội của cuộc sống. Bạn hãy coi khó khăn là cơ hội Bề trên gởi đến để thử thách xem bạn có xứng đáng để xem bạn có xứng đáng hưởng cơ hội đó hay không.
Là người trẻ, bạn đang hướng đến thành công. Nhưng theo bạn,
Thành công là gì ?
Thành công là tiền ? tình ? Hay danh vọng ?
Thành công là học vấn ? kiến thức ? hay bằng cấp ?
Bạn chọn cái nào và bạn đi đến đó bằng cách nào ?
Lựa chọn đúng, lựa chọn phù hợp với giá trị và năng lực của bản thân bạn sẽ dẫn bạn đến thành công.
Giá trị của Bill Gate không phải ở chỗ ông tài năng xuất chúng mà là biết xác định cho mình một con đường và cố đạt cho được. Ông không phải là nhà phát minh ra phần mềm microsoft (inventor), mà chỉ là nhà đổi mới (innovator). Cái hay của ông là nhìn ra được giá trị nơi những phát minh của người khác để đầu tư mua, đổi mới và làm giàu cho mình.
Còn bạn, đâu là giá trị của bản thân bạn ? đâu là năng lực, sở thích, là lựa chọn ưu tiên của bạn trong cuộc đời ? Xác định giá trị căn bản để vươn tới là chúng ta trang bị cho mình một bộ lọc để điều khiển phản ứng từ bên trong.
Người trẻ Việt Nam hiện đang có một lối suy nghĩ tai hại : quá đề cao kiến thức và bằng cấp. Thực ra đó chỉ là những điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện chính yếu tạo thành công. Những nhà tuyển dụng biết nhìn người sẽ không nhìn bằng cấp cho bằng nhìn thái độ, nhìn những phản ứng của bạn khi đến xin việc, khi đi phỏng vấn. Bạn cần thay đổi quan niệm về giá trị, để rèn tập những phản ứng tự động tích cực: tế nhị, biết quan tâm, sẵn sàng ghé vai chia sẻ mọi công việc của những người xung quanh. Theo Giáo sư, đó chính là chìa khóa thành công của bạn trong việc xây dựng các mối tương giao cũng như trên con đường sự nghiệp.
Đề tài buổi tiếp theo của chúng ta là “Chọn lựa đúng để đi đến thành công”
Trong tháng này chúng ta cùng nhau luyện tập: Phản ứng tốt để thành thói quen tốt – xây dựng hình ảnh tốt trong mối tương quan với mọi người – đưa ta đến thành công…
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !